Xem nhiều

Hành vi bạo lực được áp dụng cả với người đã ly hôn, chung sống với nhau như vợ chồng

26/10/2022 19:05

Kinhte&Xahoi Theo dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), hành vi bạo lực cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; Người chung sống với nhau như vợ chồng; Người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị em của người đã ly hôn, của người chung sống với nhau như vợ chồng; Người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Nhiều vụ việc bạo lực liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn

 Chiều 26/10, tại kỳ họp thứ 4, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định giao Chính phủ quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam tại dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh

Có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người là anh, chị, em của người đã ly hôn.

Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù, dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.

Bên cạnh đó, còn có nhiều vụ việc bạo lực gia đình liên quan đến thành viên gia đình của người đã ly hôn hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo bà Thúy Anh, mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng trên và giữa họ với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và bảo đảm tính khả thi, Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo luật và giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này để tăng tính chặt chẽ của quy định.

Theo đó, hành vi bạo lực cũng được áp dụng đối với người đã ly hôn; người chung sống với nhau như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị em của người đã ly hôn, của người chung sống với nhau như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi.

Người bạo lực gia đình có thể phải lao động công ích

 Theo dự thảo, người từ 18 tuổi có hành vi bạo lực gia đình hai lần một năm nhưng chưa đến mức bị xử lý hành chính hoặc đã bị xử phạt hành chính, sẽ bị cộng đồng dân cư góp ý phê bình. Trường hợp người này cố ý vắng mặt, công an cấp xã sẽ hộ tống đến.

Tuy nhiên, nếu người bạo lực gia đình tự nguyện làm việc phục vụ cộng đồng thì sẽ không bị áp dụng biện pháp nêu trên. Công việc bao gồm trồng cây, làm sạch nơi công cộng, cải thiện môi trường sống và cảnh quan cộng đồng. Những việc cụ thể do chủ tịch cấp xã quyết định trên cơ sở thảo luận với cộng đồng dân cư.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, khi thảo luận, một số đại biểu đề nghị bổ sung biện pháp xử phạt lao động vì lợi ích cộng đồng vào dự thảo luật, rà soát để đảm bảo tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thường vụ Quốc hội thấy rằng, bổ sung biện pháp mang tính xã hội nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng là cần thiết để xử lý hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp này đã được các cơ quan đánh giá và rà soát tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Theo báo cáo nghiên cứu, kết quả tham vấn ý kiến nhóm lãnh đạo, nhóm người dân và nhóm trẻ em tại 5 tỉnh thành cho thấy, đây là biện pháp có tính răn đe, giáo dục cao và có tính khả thi. Biện pháp này tương thích với các điều ước quốc tế, Công ước số 29 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, dự án Luật đã được sửa theo hướng nêu trên, đồng thời bỏ quy định thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 20 giờ và không quá 4 giờ mỗi ngày.

Bà Nguyễn Thị Minh Trang (Phó đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long) cho rằng, quy định người bạo lực gia đình phải lao động phục vụ cộng đồng là điểm mới, có tính răn đe, giáo dục cao. Tuy nhiên, điều khoản này cần thiết kế khoa học, chặt chẽ, tránh phát sinh thêm thủ tục hành chính, các cơ quan cũng cần làm rõ tính tự nguyện lao động vì cộng đồng.

Nữ đại biểu cũng đề nghị xem lại quy định người bạo lực gia đình phải bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả, bởi phần lớn người bị bạo lực và người bạo lực cùng gia đình, nên việc thực thi sẽ khó khăn.

Đại biểu Trương Thị Ngọc Ánh (Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho rằng, quy định này mang tính chất tự nguyện, do ý kiến của cộng đồng nhưng lại được thực hiện bởi quyết định của chủ tịch cấp xã là chưa hợp lý. Nếu giữ nguyên như dự thảo, bà Ánh đề nghị cần thể hiện rõ tính tự nguyện và phục vụ lợi ích cộng đồng.

Giải trình ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nói, người bạo lực gia đình được lựa chọn bị phê bình ở cộng đồng dân cư hoặc lao động phục vụ lợi ích công cộng. Biện pháp này có ý nghĩa giáo dục, giúp người bạo lực gia đình nhận ra được hành vi sai trái để thay đổi.

Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được trình xin ý kiến Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 3, dự kiến thông qua vào ngày 11/11.

 Diệu Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/hanh-vi-bao-luc-duoc-ap-dung-ca-voi-nguoi-da-ly-hon-chung-song-voi-nhau-nhu-vo-chong-208995.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com