Xem nhiều

Mông lung phạt hành chính khiêu dâm trong thể thao

19/08/2019 10:10

Kinhte&Xahoi Ngày 1/8, Nghị định 46/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao chính thức có hiệu lực. Song ngay từ những ngày đầu được áp dụng, Nghị định trên đã gây tranh luận khi đưa ra quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng bài tập, môn tập thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy...

Khiêu vũ thể thao, có dễ bị liên đới với phạt hành chính? Ảnh minh họa

Ở một số môn “mắt không thể không nhìn nhau đắm đuối”

Điều 7 của Nghị định 46/2019 quy định: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng bài tập, môn tập thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều tranh cãi cho rằng, như thế nào là bài tập, môn thể thao, phương pháp tập luyện, thi đấu được gọi là khiêu dâm thì không ai được biết. Thậm chí Bộ VH-TT&DL, đơn vị trực tiếp xây dựng Nghị định 46, cũng chưa đưa ra định nghĩa pháp lý cho từ khiêu dâm trong thể thao.

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 178/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có định nghĩa khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

Còn theo Điều 3 Thông tư 09/2010 (đã hết hiệu lực) của Bộ VH-TT&DL quy định chi tiết thi hành một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thì khiêu dâm được định nghĩa là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khiêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam. 

Từ các quy định trên cho thấy thuật ngữ khiêu dâm được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong nội hàm pháp lý của từng lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, rất khó để đồng nhất khái niệm khiêu dâm trong hoạt động mại dâm với khiêu dâm trong luyện tập, thi đấu thể thao.

Do đó, không ít luật sư cho rằng, không thể lấy khái niệm khiêu dâm trong hoạt động mại dâm hiện nay ở Nghị định 178/2004 để xử phạt cho hành vi khiêu dâm trong lĩnh vực thể thao được.

Hơn nữa, theo quy định của Luật Thể dục, thể thao thì có hai nhóm lớn là thể dục thể thao cho mọi người, thể dục thể thao thành tích cao. Thể dục, thể thao quần chúng (thể thao cho mọi người) là hoạt động tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người tập, thuộc nhóm thể thao cho mọi người (theo khoản 1a Điều 11 Luật Thể dục, thể thao).

Nghị định 46 chủ yếu chỉ quy định về xử lý vi phạm trong “thể thao”, không đề cập đến “thể dục”. Vì thế cần có hướng dẫn rõ hơn về đối tượng áp dụng của nghị định là cá nhân tập thể dục, thể thao trong quần chúng hay là thể dục, thể thao của vận động viên đi thi đấu?

Mặc dù có một bộ phận đồng tình với quan điểm của Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và cho rằng đây là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tập luyện bị biến tấu “phản cảm” như hiện nay.

Tuy nhiên, quy định trên có phần gây hoang mang cho những VĐV đang tập những môn thể thao đòi hỏi phải có hình thức bên ngoài từ khuôn mặt, hình thể cho đến trang phục, động tác phải đẹp, hấp dẫn như thể dục nghệ thuật, khiêu vũ thể thao, thể hình, bóng chuyền bãi biển… 

Trả lời về vấn đề này, ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, đưa ra ví dụ về yoga khỏa thân; việc tập dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp.

Qua thực tế kiểm tra, một số môn thể thao hiện nay như yoga đã xuất hiện Yoga khỏa thân, như thế là trái với thuần phong mỹ tục. Hoặc thậm chí thể dục dưỡng sinh cũng có những hình thức như “suối nguồn tươi trẻ”. Những hoạt động như thế không phù hợp với thuần phong, mỹ tục. Hay như vừa qua, hoạt động tập Pháp luân công vẫn diễn ra lén lút.

“Chúng tôi cũng biết cả môn dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp, hình thức tập luyện không đúng”, ông Phúc nói.

 Một HLV khiêu vũ thể thao  bày tỏ: Môn của chúng tôi có quy định về trang phục phải che kín bao nhiêu phần trăm cơ thể, không được mặc bộ quần áo bó sát mà đồng màu với màu da, gây hiểu nhầm cho người xem, thậm chí quần không được để lộ bao nhiêu phần trăm mông, cũng phải thực hiện nghiêm túc.

Chúng tôi chỉ thắc mắc là VĐV nam nữ khiêu vũ với nhau, ánh mắt không nhìn nhau đắm đuối, các động tác không quyện với nhau thì sao gọi là khiêu vũ. Quốc tế họ vẫn tập thế, họ có bị nước họ phạt không?

“Tắm tiên” bãi giữa sông Hồng có bị phạt?

Theo bà Nguyễn Thị Kim Lan, Tổng thư ký Liên đoàn Thể dục VN thì ở  những giải đấu môn bơi lội, thể dục nghệ thuật, khiêu vũ thể thao, liên đoàn thể dục hay hiệp hội thể thao dưới nước VN đã đưa ra những quy định rất cụ thể không chỉ về trang phục mà còn về động tác.

VĐV không được để lộ “nội y” hoặc khi dựng bài cho VĐV, HLV phải xây dựng động tác không mang tính gợi dục, thiếu văn hóa, tuyệt đối không có động tác giơ ngón tay lên, giả động tác bắn súng. Những quy định này cũng khá giống với nội dung Nghị định 46.

Thế nhưng ở một số môn như thể dục dụng cụ, thể hình, bơi lội hay bóng chuyền bãi biển trang phục cũng rất đặc thù thì không thể coi VĐV vi phạm nghị định được…

Thêm nữa, ở một số môn mới được đưa vào VN những năm gần đây như múa cột, liệu người tập có bị phạt nếu chỉ nhìn vào trang phục và động tác hình thể? Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL cho biết: Nếu có hành động quá phản cảm thì phải lập hội đồng xem xét, đánh giá hành vi đó vi phạm ở mức độ nào. Nếu người tập thực hiện động tác không ưỡn quá mức, hoặc không cúi quá mức thì vẫn là những động tác có nét đẹp.

Nghị định 46 mang tính răn đe, có cái khó quy định chi tiết. Một phần vì văn hóa VN không giống văn hóa nước ngoài. Quy định về trang phục hở hang, chúng tôi cũng không thể quy định chi tiết ngắn chừng nào vì như vậy khi xử phạt chúng tôi phải đo. Như thế rất khó. Có những điều khoản để răn đe là chính.

HLV Trương Minh Sang (đội tuyển thể dục dụng cụ VN) phân tích: “Nghị định gây xôn xao bởi có thể còn một số câu chữ khá mơ hồ, thiếu sự rõ ràng, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện. Nhưng thực tế, một số người tập bán chuyên nghiệp khi đến phòng gym đã cố tình “biến tấu” trang phục, cố tình để lộ hàng, gây hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục.

Với những VĐV chuyên nghiệp, nếu mặc trang phục quá hở hang sẽ bị trọng tài trừ điểm lúc thi đấu hoặc nếu thái quá, thậm chí còn bị cấm thi đấu ở giải đấu đó. Tuy nhiên, cần phải có văn bản nói rõ, các VĐV chuyên nghiệp chỉ được phép mặc những bộ quần áo phục vụ nghề nghiệp trong lúc tập luyện, thi đấu, không được phép mặc ra nơi công cộng, gây mất mỹ quan đô thị. 

Thêm nữa, một vấn đề đang đặt ra, từ nhiều năm qua, những hình ảnh được chụp cho thấy bãi tắm ở bãi giữa sông Hồng có nhiều người tới tắm, bơi lội và tập thể thao khỏa thân. Trong đó có cả người tập yoga khỏa thân. Điều đáng nói, theo ý kiến từ Bộ VH-TT-DL việc luyện tập yoga khỏa thân có thể bị coi là luyện tập thể thao có tính chất khiêu dâm.

Theo đó, tại cuộc họp báo thường kỳ, ông Phạm Xuân Phúc - Phó Chánh thanh tra có đưa ra ví dụ về để giải thích về hành vi luyện tập thể thao có tính chất khiêu dâm. Cụ thể, yoga khỏa thân và việc tập dance sport ăn mặc phản cảm và có những động tác biến tấu không phù hợp được liệt vào việc này.

Vì thế, vấn đề đặt ra là việc người dân từ nhiều năm nay vẫn luyện tập, vui chơi khỏa thân tại địa điểm bãi sông Hồng này có vi phạm pháp luật hay không? Cụ thể hơn, liệu họ có vi phạm quy định tại điều 7 Nghị định 46/2019/NĐ-CP hay không? Theo điều này, hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc sẽ bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng.

Thêm vào đó, khiêu dâm hay không còn là ở nhãn quan của mỗi người khác nhau. Cũng như cần xem xét tới động cơ, mục đích  của người bị cho là khiêu dâm có thực sự là phản cảm hay không…

Ông Vũ Trọng Lợi, người phụ trách môn Yoga của Tổng cục Thể dục thể thao cho rằng rất khó chấp nhận việc tập yoga mà không mặc gì. Trong khi đó, về việc bãi tắm này có phải là nơi có việc tập thể thao tính chất khiêu dâm hay không, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội nói sẽ cho kiểm tra.

Trước đó, bãi tắm tiên này với các hoạt động trong trạng thái khỏa thân đã được báo chí nước ngoài phản ánh. Theo đó, việc tắm tiên này được coi là cơ hội để những người tham gia thoát khỏi nhịp sống vội vã của thành phố và tận hưởng phút giây vui vẻ bên bạn bè, là niềm yêu thích cá nhân mà thôi… 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Nguồn: Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com