Xem nhiều

Nợ thuế hàng trăm nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp “ngấm” Covid-19

06/08/2021 15:21

Kinhte&Xahoi Tính đến ngày 31/7, tổng số tiền nợ thuế ngành thuế quản lý ước khoảng 116,891 nghìn tỷ đồng, tăng 22,8% so với thời điểm đầu năm.

Theo thống kê của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), tính đến ngày 31/7/2021, tổng số tiền nợ thuế ngành thuế quản lý ước khoảng 116,891 nghìn tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2020, nhưng lại tăng 22,8% so với đầu năm.

Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm chừng

Nếu không kể số tiền thuế nợ đang xử lý (đang trình các cấp có thẩm quyền xử lý xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế) và tiền thuế nợ đang khiếu nại, khiếu kiện thì tổng số tiền thuế nợ đến ngày 31/7/2021 là 105,997 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 28,5% so với đầu năm.

Nguyên nhân số nợ còn cao theo cơ quan thuế là do từ đầu năm 2021 đến nay đã xảy ra 2 đợt bùng phát dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp, rất nhiều địa phương phải giãn cách xã hội theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ dẫn đến người nộp thuế gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên chưa nộp kịp thời tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, một số người nộp thuế thuộc ngành nghề được gia hạn nộp thuế chưa nộp giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ nên vẫn theo dõi nợ thuế làm tổng số nợ tăng lên.

Ngoài ra, phát sinh thêm tiền chậm nộp tính theo mức 0,03%/ngày trên tổng số tiền thuế nợ cũng là nguyên nhân làm tăng nợ thuế.

Trong tổng số nợ thuế trên, nợ có khả năng thu là 60,395 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,7%, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 0,6% so với thời điểm ngày 30/6/2021; nợ không còn khả năng thu hồi là 25,294 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,6%, giảm 47,7% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 0,1% so với thời điểm 30/6/2021.

Bên cạnh đó, tiền thuế nợ đang xử lý (đang trình các cấp có thẩm quyền xử lý xóa nợ, miễn giảm, gia hạn, nộp dần tiền thuế) là 9,45 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,1%, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 3,7% so với thời điểm ngày 30/6/2021.

Theo Tổng cục Thuế, nợ thuế không còn khả năng thu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020 là do cơ quan thuế các cấp thực hiện xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94 của Quốc hội.

Trong năm 2021, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền chậm nộp không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước lũy kế ước đạt 4,429 nghìn tỷ đồng. Lũy kế kết quả thực hiện xử lý nợ đến cuối tháng 7/2021 ước đạt 28,584 nghìn tỷ đồng.

Trao đổi với báo Tuổi trẻ Thủ đô, bà Chu Thị Tiến - Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến Hà (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, doanh nghiệp lúc này đang trong tình trạng hết sức cấp bách vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

"Công nhân nghỉ hết để phòng dịch, chúng tôi đã phải tạm ngừng sản xuất, thời gian trước cũng có hoạt động cầm chừng do đơn hàng bán đi cũng không được nhiều, chủ yếu là vẫn duy trì để giữ mối. Không hoạt động nữa thì không có doanh thu dẫn đến nợ thuế", bà Tiến chia sẻ.

Theo bà Tiến, các cơ quan có thẩm quyền cũng đã có chính sách miễn, giảm thuế, đây là biện pháp giúp doanh nghiệp qua cơn bĩ cực. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động buôn bán, xuất khẩu bị hạn chế nên các công ty cũng chưa thể thoát khỏi cảnh khó khăn lúc này.

 Văn Huy - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/no-thue-hang-tram-nghin-ty-dong-doanh-nghiep-ngam-covid-19-172793.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com