Xem nhiều

Phân công soạn thảo các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022

26/08/2021 10:04

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã ký Quyết định 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Quyết định nêu rõ, các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhnăm 2021 chuyển tiếp sang Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, tiếp tục thực hiện theo phân công tại Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 11/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, theo phân công, trướcngày 10/12/2021, Thanh tra Chính phủ phải trình Chính phủ dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Trước ngày 10/1/2022, Bộ Công Thương phải trình dự án Luật Dầu khí (sửa đổi); Bộ Tài nguyên và Môi trường trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Bộ Nội vụ trình dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Phân công soạn thảo các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Ảnh minh họa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải trình Chính phủ dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) trước ngày 10/2/2022. Trước ngày 10/6/2022, Bộ CôngThương phải trình dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

Phải bảo đảm tiến độ, chất lượng

Phó Thủ tướng yêu cầu bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, bảo đảm tiến độ, chất lượng, khả thi, coi việc hoàn thành chương trình là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đó, các đơn vị cần khẩn trương thành lập ban soạn thảo; tập trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo dự án luật trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua; rà soát kỹ các văn bản đã ban hành để phát hiện, xử lý những vấn đề khác nhau giữa quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đang có hiệu lực và văn bản dự kiến ban hành, bảo đảm không để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp.

Đồng thời, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng nội dung, hình thức, bảo đảm chất lượng, tiến độ khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định, trình Chính phủ hoặc trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gửi đến các cơ quan của Quốc hội; khắc phục triệt để tình trạng gửi hồ sơ dự án luật đến cơ quan thẩm định hoặc trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội không đúng thời hạn.

Trong quá trình soạn thảo, nếu phát sinh chính sách mới cần bổ sung vào dự án luật thì cần thực hiện đánh giá tác động và báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải dự kiến rõ những nội dung cần giao quy định chitiết tại các điều, khoản, điểm của dự án luật; kiến nghị phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết; chủ trì hoặc chủ động phối hợp chuẩn bị dự thảo văn bản quy định chi tiết sau khi Chính phủ quyết định trình dự án luật; dự liệu đủ thời gian để chỉnh lý và nghiêm túc tiếp thu hoặc giải trình các ý kiến góp ý, thẩm định đối với các dự án luật.

Chủ động phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật.

Định kỳ hằng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin điện tử về tình hình, tiến độ soạn thảo và hằng quý gửi báo cáo thông tin về tình hình nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật đã được phân công, nêu rõ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình soạn thảo và đề xuất, kiến nghị các biện pháp khắc phục đến Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung phụ lục - danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, chỉnh lý hoàn thiện theo ý kiến của Chính phủ để trình Quốc hội; đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc nghiên cứu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra, chỉnh lý hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội theo quy trình tại một kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ hai).

Đối với các dự thảo nghị quyết đang được Chính phủ đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 (Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, chủ động phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thanh Hóa tiến hành việc soạn thảo và xác định thời hạn trình hợp lý để trình Chính phủ xem xét, thông qua trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nâng cao chất lượng thẩm định

Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định kịp thời, đúng thời hạn và nâng cao chất lượng thẩm định. Đối với các dự án luật không đủ hồ sơ, các tài liệu không đầy đủ nội dung, không bảo đảm chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trả lại hồ sơ hoặc thể hiện rõ trong báo cáo thẩm định quan điểm không đủ điều kiện trình Chính phủ; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Bộ Tư pháp công khai tình hình các cơ quan chủ trì soạn thảo chưa bảo đảm tiến độ trình các dự án luật đã được xác định tại Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội và Quyết định này trên Trang Thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp…Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ động rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốchội và những văn bản quy phạm pháp luật khác để kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự mình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoặc văn bản mới nhằm bám sát, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp; khắc phục hạn chế, bất cập trong các văn bản, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội và hội nhập của đất nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định để đưa vào đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

N.Trường - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/phan-cong-soan-thao-cac-du-an-luat-thuoc-chuong-trinh-xay-dung-luat-phap-lenh-nam-2022-d164434.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com