Xem nhiều

Sẵn sàng các phương án mở lại đường bay quốc tế thường lệ

08/12/2021 15:08

Kinhte&Xahoi Hiện nay, các hãng hàng không đã sẵn sàng những điều kiện cần thiết cho việc khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ. Việc mở lại đường bay quốc tế đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phục hồi, phát triển kinh tế.

Đề xuất thí điểm bay quốc tế thường lệ từ ngày 15/12

 Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam từ 15/12 tới.

Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: "Thời gian qua, Việt Nam không ban hành các quy định dừng hoặc hạn chế các chuyến bay quốc tế thường lệ đến và đi từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19, hành khách nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay phải đáp ứng các quy định về kiểm soát y tế đối với người nhập cảnh theo quy định".

Cụ thể, công dân Việt Nam hồi hương bằng đường hàng không hiện được vận chuyển trên các chuyến bay cách ly tại cơ sở quân đội, chuyến bay "combo" cách ly tại các cơ sở chỉ định của địa phương hoặc kết hợp vận chuyển trên các chuyến bay chở hàng trên cơ sở chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.

Người nước ngoài là các nhà ngoại giao, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao... nhập cảnh vào Việt Nam trên các chuyến bay của các hãng hàng không trên cơ sở chấp thuận của các cơ quan chức năng của Việt Nam và các địa phương. Gần đây, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hiện nay, các hãng hàng không đã sẵn sàng những điều kiện cần thiết cho việc khôi phục các đường bay quốc tế thường lệ

Trước nhu cầu nhập cảnh của công dân Việt Nam về nước thời điểm này tiếp tục tăng cao, đặc biệt là dịp năm mới 2022 và Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, số lượng người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích làm việc, đầu tư, sản xuất kinh doanh và du lịch là rất lớn. Do vậy, việc khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đồng thời thúc đẩy phục hồi hoạt động du lịch quốc tế nói riêng và kinh tế nói chung.

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 2 giai đoạn thí điểm. Theo đó, trong giai đoạn 1 (hai tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12/2021), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường có hệ số an toàn cao gồm: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Viêng Chăn (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).

Đây là các thị trường có quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị đối ngoại quan trọng hàng đầu đối với Việt Nam, có số lượng lớn các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao nước ngoài có nhu cầu sang làm việc, tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng công dân Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập, làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ này nhiều, có nhu cầu hồi hương cao.

Các chuyến bay quốc tế trong thời gian này sẽ về 2 cảng hàng không quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần.

Trong giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong thời gian 1 tháng kể từ khi kết thúc giai đoạn 1, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022.

Ngoài 9 thị trường trên, Bộ Giao thông Vận tải mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hongkong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga). Các thị trường được mở rộng này cũng là các đối tác hợp tác quan trọng với nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch với Việt Nam cũng như có số lượng lớn người lao động và du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc.

Ở giai đoạn này, ngoài cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các cảng hàng không quốc tế đề xuất tiếp nhận gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và Vân Đồn.

Tần suất dự kiến tăng lên 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên. Dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 40.000 người/tuần.

Trong thời gian thực hiện giai đoạn 2 thí điểm khôi phục các đường bay quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức tổng kết đánh giá để tham mưu việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ như trước đây.

Đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả

 Để đảm bảo tính khả thi nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách, theo Bộ Giao thông Vận tải cần sớm có hướng dẫn dỡ bỏ quy định cách ly đối với hành khách đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay.

Bên cạnh đó, việc nối lại các chuyến với các nước chỉ có thể thực hiện thực hiện với các nước theo nguyên tắc "có đi có lại" trên cơ sở thúc đẩy đàm phán thống nhất với các đối tác về công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vaccine".

Hành khách trên các chuyến bay phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định

Ngoài ra, cần có phần mềm khai báo y tế thống nhất để phục vụ công tác kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Bộ Giao thông Vận tải cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Y tế hướng dẫn và công bố điều kiện, thời điểm thực hiện miễn cách ly đối với người nhập cảnh Việt Nam. Bộ Ngoại giao chủ trì đàm phán sớm thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ về công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vaccine", ưu tiên các nước và vùng lãnh thổ thực hiện trong 2 giai đoạn thí điểm nêu trên;

Các bộ: Y tế, Công an, Thông tin và Truyền thông sớm thống nhất và công bố phần mềm khai báo y tế áp dụng chung đối với hoạt động đi lại bằng đường hàng không để tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách, hoạt động của các doanh nghiệp hàng không cũng như kiểm soát, truy vết người nhập cảnh.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp hàng không tổ chức thực hiện khôi phục lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách trên cơ sở hướng dẫn dỡ bỏ quy định cách ly y tế cũng như kết quả công nhận lẫn nhau "hộ chiếu vaccine", kịp thời tổng kết, đánh giá việc điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; làm việc với Nhà chức trách hàng không các nước đối tác để thống nhất kế hoạch tổ chức các chuyến bay.

 Thanh Hà- TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/san-sang-cac-phuong-an-mo-lai-duong-bay-quoc-te-thuong-le-185040.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com