Xem nhiều

Sắt thép Trung Quốc vẫn ào ạt vào Việt Nam, chuyên gia lo ngại

25/11/2019 15:32

Kinhte&Xahoi Tính đến cuối tháng 10/2019, sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam chiếm 2,95 tỉ USD, tương ứng khoảng 4,64 triệu tấn.

Số liệu mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 10/2019, đã có hơn 12,24 triệu tấn sắt thép các loại được nhập khẩu vào Việt Nam với kim ngạch nhập hơn 8,1 tỉ USD; trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 2,95 tỉ USD, tương ứng khoảng 4,64 triệu tấn.

 Kho nhôm xuất xứ từ Trung Quốc vừa được Hải quan Việt Nam phát hiện tại Vũng Tàu. Ảnh: T,L

Theo các chuyên gia kinh tế trong bối cảnh hàng loạt các chính sách phòng vệ thương mại được dựng lên nhằm ngăn chặn nguy cơ lẩn tránh thuế của các nước, đặc biệt từ Trung Quốc, việc Việt Nam tiếp tục nhập khẩu mạnh mặt hàng sắt thép là một tín hiệu rất đáng lo ngại.

Trả lời PV, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh cho hay, Bộ Công thương cần xem xét, đánh giá về trình trạng nhập khẩu mặt hàng này. "Cần tìm hiểu xem số lượng sắt thép được nhập về từ Trung Quốc hay các nước khác được tiêu thụ trong nước như thế nào. Nhập nhiều mà không dùng thì đó sẽ là gì? Số lượng thép này chắc chắn vượt quá khả năng tiêu thụ của Việt Nam, còn nếu tạm nhập tái xuất mà dán nhãn Việt Nam thì đó là gian lận xuất xứ", tiến sỹ Doanh cho biết.

Chuyên gia tiếp tục cảnh báo: "Nếu Mỹ chứng minh được Việt Nam lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, lúc đó sẽ là tai họa lớn đối với nền kinh tế của ta".

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, các cơ quan có thẩm quyền cần cẩn trọng và nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn chặn để tránh xảy ra gian lận thương mại.

"Trước mắt, liên quan đến 4,64 triệu tấn sắt thép được nhập khẩu vào Việt Nam tính đến tháng 10/2019, Tổng cục Hải quan cần công khai danh tính của công ty nào ở Việt Nam nhập khẩu số lượng hàng hóa này. Chúng ta cần công khai và minh bạch mọi thứ trước khi phía cơ quan chức năng của Mỹ lên tiếng cảnh báo và vào cuộc", ông Doanh nói.
 
Vẫn theo chuyên gia kinh tế, con số 4,64 triệu tấn sắt thép chắc chắn vượt quá khả năng tiêu thụ của Việt Nam. "Đấy là tình hình rất đáng lo ngại, đáng báo động và cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu sắt thép Việt Nam bị Mỹ áp tăng thuế thì tác động tiêu cực không chỉ đối với ngành này mà còn là nguy cơ đối với nhiều mặt hàng khác của Việt Nam", ông Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Theo đánh giá của ngành Hải quan, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về nguồn cung sắt thép nhập khẩu của Việt Nam trong 3 năm gần đây, với số lượng lẫn giá trị nhập khẩu tăng đều qua từng năm ở tỉ lệ trên hai con số.

Liên quan đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng sắt thép trong thời gian gần đây, Hiệp hội Thép VN (VSA) cho hay ngành thép Việt Nam đã trở thành "tâm điểm" kiện phòng vệ thương mại của nhiều nước, đặc biệt sau khi nổ ra thương chiến Mỹ - Trung. Theo đó, khả năng lẩn tránh thuế hòng chuyển tải bất hợp pháp một loạt các sản phẩm thép của Trung Quốc "đi vòng" qua các nước ngày càng tăng mạnh.

Các chuyên gia kinh tế chỉ ra, dù đã đưa ra nhiều chính sách quản lý cũng như bổ sung nhiều quy định kiểm tra xuất xứ nguồn gốc (C/O) chặt chẽ, tuy nhiên việc kiểm soát được nguồn thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn để lộ những kẽ hở. Thực trạng mặt hàng này được các DN gia công trá hình rồi xuất tiếp đi các nước vẫn đặt ra những thách thức trong công tác kiểm tra, kiểm soát phòng chống gian lận thương mại.

Thông tin tại cuộc họp liên ngành với các cơ quan chức năng ngày 28/10, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết lực lượng hải quan phát hiện và bắt giữ lô hàng nhôm trị giá khoảng 4,3 tỷ USD có dấu hiệu giả mạo xuất xứ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp bị phát hiện có công nghệ, dây chuyền nhưng lại nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi, nhôm thanh, nhôm bán thành phẩm với trị giá lên tới hàng tỷ USD. Lý do được đại diện Tổng cục Hải quan cho biết là nhôm Việt Nam xuất Mỹ chỉ chịu thuế khoảng 15%, trong khi nhôm Trung Quốc muốn sang thị trường này phải chịu thuế lên đến 374%.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Theo VTC News/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/sat-thep-trung-quoc-van-ao-at-vao-viet-nam-chuyen-gia-lo-ngai-d111831.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com