Xem nhiều

Số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tại thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh

20/09/2023 15:00

Kinhte&Xahoi Trong tuần 37 của năm 2023, số ca mắc tay chân miệng tại thành phố Hồ Chí Minh giảm 27,6%, số ca mắc sốt xuất huyết giảm 9,8% so với 4 tuần trước đó.

Ngày 20-9, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh trên địa bàn tính đến tuần 37 của năm 2023 (từ ngày 11 đến 17-9). Theo đó, thành phố ghi nhận 934 ca mắc bệnh tay chân miệng, giảm 27,6% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân bao gồm quận Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh.

Tài liệu tuyên truyền của ngành Y tế về phòng tránh bệnh đau mắt đỏ.

Cũng trong tuần 37, thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận 359 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 9,8% so với trung bình 4 tuần trước. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân bao gồm các quận 1, 8 và huyện Nhà Bè. Hiện, các địa phương đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Sở Y tế cũng khuyến cáo: Nguyên nhân gây bùng phát số ca mắc bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn là do các chủng vi rút Coxsackievirus A24 (86%), Adenovirus 54 (11%) và Human Adenovirus 37 (3%). Người dân có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt thông thường để điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ hiệu quả gồm: Rửa mắt, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Về thuốc nhỏ mắt, người mắc bệnh đau mắt đỏ có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.

Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ. Những người bị viêm kết mạc đang hoạt động có thể sử dụng kính bảo hộ tối màu để giúp giảm chứng sợ ánh sáng và ngăn ngừa việc chạm vào mắt thường xuyên.

Đau mắt đỏ rất dễ lây từ người sang người. Hãy làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc lây nhiễm cho chính mình: Sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt. Dùng khăn mặt riêng.

Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ho, hắt hơi. Cố gắng không chạm tay vào mắt. Nếu chạm, hãy rửa tay ngay lập tức. Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng. Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.

Cần đi khám bác sĩ khi thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn; khi thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh); khi triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ; khi mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn; khi bạn có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức...

 Thu Hoài - Hà Nội mới

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Hà Nội mới https://hanoimoi.vn/so-ca-mac-sot-xuat-huyet-va-tay-chan-mieng-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-giam-manh-642505.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com