Xem nhiều

Thủ tướng sẽ chủ trì hội nghị về Quy hoạch điện VIII

23/11/2021 21:07

Kinhte&Xahoi Thủ tướng Phạm Minh Chính dự kiến sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về Quy hoạch điện VIII.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công thương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành liên quan đến việc chuẩn bị tổ chức hội nghị với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, để đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, đồng thuận và hiệu quả tốt nhất cho đất nước, Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương trong cả nước về Quy hoạch điện VIII.

Để chuẩn bị tốt cho hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương có báo cáo ngắn gọn về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn; Báo cáo tổng hợp về các đề xuất bổ sung quy hoạch nguồn và lưới điện gửi Bộ Công thương để tổng hợp trước ngày 27/11.

Quy hoạch điện VIII sẽ cắt giảm điện than, ưu tiên điện gió ngoài khơi

Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Công thương tổng hợp kiến nghị của các địa phương về quy hoạch các loại nguồn điện và lưới điện, chuẩn bị tài liệu, nội dung và chương trình hội nghị, báo cáo Phó Thủ tướng trước ngày 30/11.

Trước đó, tại hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch điện VIII do Chính phủ tổ chức ngày 19/11, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về Quy hoạch điện VIII ngày 5/11 vừa qua, Bộ Công thương đã thực hiện tính toán bổ sung thêm phương án phát triển nguồn điện (phương án điều hành tháng 11/2021).

Trong đó, Bộ Công thương có xem xét tới yếu tố dự phòng khi tỷ lệ thực hiện nguồn điện không đạt 100% so với quy hoạch, đồng thời xem xét giảm nguồn điện than theo tinh thần của Hội nghị COP26, để xin ý kiến các cơ quan, tổ chức, địa phương và các chuyên gia, các nhà khoa học.

So với dự thảo quy hoạch tháng 3/2021, phương án điều hành trong dự thảo Quy hoạch điện VIII tháng 11/2021 đã thể hiện xu hướng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, phù hợp cam kết cắt giảm khí CO2 tại Hội nghị COP26.

Cụ thể, phương án điều hành trong dự thảo tháng 11/2021 đề xuất công suất nguồn đến năm 2030 giảm khoảng trên 24.000MW (từ khoảng 180.000MW xuống 156.000MW), đến 2045 giảm khoảng 36.000MW (từ 369.500MW xuống 333.500MW).

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh một số quan điểm lớn trong Quy hoạch Điện VIII là giảm điện than; phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, chú ý bảo đảm hiệu quả, hài hòa, cân đối của hệ thống. Điện gió ngoài khơi đóng vai trò quan trọng, sẽ được tập trung ưu tiên trong giai đoạn tới.

Đáng nói, ông An cũng cho biết, sẽ xem xét lại việc phát triển điện mặt trời, hiện có nhược điểm là có số giờ vận hành hạn chế (tương đương 4h/ngày), chưa có hệ thống lưu trữ năng lượng. “Chỉ cần một đám mây đi qua là giảm 40% công suất”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An lấy ví dụ, trong khi thời điểm dùng nhiều điện nhất là vào chiều tối (từ 5h chiều đến 10h tối).

Quan điểm nữa trong Quy hoạch điện VIII là tính toán cân đối nguồn - tải theo vùng miền, hạn chế truyền tải điện đi xa, hạn chế thấp nhất truyền tải điện liên vùng (qua tính toán, so với dự thảo quy hoạch trước, lần này, cắt giảm hàng nghìn km đường dây 500KV phải xây mới).

Bên cạnh đó, Quy hoạch điện VIII cũng phải bảo đảm dự phòng từng miền ở mức độ hợp lý, đặc biệt là ở miền Bắc, trong bối cảnh hiện nay tốc độ tăng trưởng điện năng tiêu thụ của miền Bắc cao nhất trong 3 miền.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng, tạo lập và bảo đảm định hướng phát triển bền vững, hiệu quả ngành điện lực Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng, là tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong thời kỳ tới.

Do đó, Quy hoạch điện VIII phải được tính toán một cách khoa học, kỹ lưỡng, cân nhắc tất cả các yếu tố để đảm bảo mục tiêu cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Phù hợp với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng điện và xu thế thời đại.

Theo Phó Thủ tướng, với bản Quy hoạch điện VIII xin ý kiến mới nhất, các chuyên gia, nhà khoa học đã thống nhất xác định tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 là khoảng 155.000MW, giảm hơn 28.000MW so với phương án trình tháng 3/2021, tương đương giảm gần 800.000 tỷ đồng đầu tư. Nếu không tính điện mặt trời, hệ số dự phòng toàn quốc giảm từ hơn 69% xuống còn 43%, bảo đảm an toàn hệ thống.

Cơ cấu nguồn điện phù hợp hơn, giảm năng lượng hóa thạch, tăng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, đặc biệt là có phương án tăng điện gió trong tổng cơ cấu.

Các chuyên gia cũng đồng thuận cao về việc không tính điện mặt trời vào tổng cân đối của hệ thống điện quốc gia do đặc điểm hạn chế về thời điểm, thời gian và đặc tính không ổn định, chưa có giải pháp lưu trữ ổn định của loại hình năng lượng này. Do đó, sẽ khuyến khích phát triển điện mặt trời để đáp ứng các yêu cầu tự sản xuất, tự tiêu dùng.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo để tiếp thu ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch điện VIII.

Trong đó, bám sát để có lộ trình phù hợp thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về giảm phát thải carbon, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách, giải pháp để sử dụng hiệu quả, hợp lý hơn nguồn năng lượng mặt trời, trong đó ưu tiên phát triển các công nghệ lưu trữ; Tập trung phát triển các khu, cụm công nghiệp tại các khu vực có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời; Có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơi...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, Việt Nam quyết tâm chuyển đổi dần, từng bước sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trong xây dựng và phê duyệt quy hoạch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ bảo đảm tuyệt đối minh bạch, khách quan, vì lợi ích chung của đất nước, của nhân dân.

Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có một hội nghị với các địa phương để thống nhất bố trí các dự án nguồn điện phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng, miền, địa phương.

 Hậu Lộc - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/thu-tuong-se-chu-tri-hoi-nghi-ve-quy-hoach-dien-viii-183812.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com