Xem nhiều

Tuyệt đối không để làn sóng thứ 2 của Covid-19 ở Việt Nam

25/06/2020 16:27

Kinhte&Xahoi Thủ tướng nêu rõ: Tuyệt đối không được để làn sóng thứ 2 về COVID-19 quay lại Việt Nam, đây là tinh thần chỉ đạo bao trùm nhất để bảo vệ kết quả thực hiện mục tiêu kép.

Chiều 24/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý dự tại điểm cầu Hà Nội. 

 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi họp trực tuyến Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19

Hà Nội hơn 70 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng

 Cập nhật số liệu từ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19, hiện trên thế giới ghi nhận hơn 9 triệu trường hợp tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ mắc SAR-CoV-2; hơn 470.000 trường hợp tử vong. Châu Mỹ tiếp tục là tâm dịch của thế giới. Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, với trên 2,2 triệu ca mắc và trên 120.000 ca tử vong. Còn tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2020, dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát tốt, không ghi nhận các trường hợp mắc tại cộng đồng. 

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết: Tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tTP vẫn được kiểm soát tốt, đã qua hơn 70 ngày liên tiếp Hà Nội không ghi nhận thêm ca bệnh mắc mới tại cộng đồng; các ổ dịch đều đã kết thúc; 9 trường hợp mắc gần nhất ghi nhận từ 18/5 đến 19/6 đều là các trường hợp nhập cảnh về Việt Nam được đưa đi cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Phó Chủ tịch cho biết thêm, hiện tại, TP đang duy trì 9 cơ sở cách ly tập trung với 1.400 giường và (đang cách ly cho 539 người); ban hành Quyết định cách ly tại 5 khách sạn với 622 giường (đang cách ly 29 người). Tính đến ngày 24/6, TP đã phê duyệt cho 733 trường hợp nhập cảnh của 135 DN trên địa bàn được phép nhập cảnh. Dự báo trong thời gian tới, những đối tượng này sẽ tăng lên.

 Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý dự tại điểm cầu Hà Nội. 

Ngoài ra, TP có 2 cơ sở thực hiện cách ly cho tổ bay của các hãng hàng không. Về việc cách ly tại nhà, nơi lưu trú cho các trường hợp có hộ chiếu ngoại giao, công vụ, Hà Nội còn 20 trường hợp vẫn đang thực hiện cách ly. Tất cả trường hợp cách ly trên địa bàn TP đều lấy mẫu chặt chẽ.

Theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP, một số trường hợp nhập cảnh đường bộ qua biên giới chưa khai báo y tế (có 15 trường hợp). Tuy nhiên, ngay sau khi phát hiện, thành phố đã kịp thời cách ly những trường hợp này; tổ chức xét nghiệm và cho kết quả âm tính… TP Hà Nội cũng sẽ tiếp tục giao cho các quận, huyện, công an khu vực tiếp tục rà soát, tổ chức cách ly kịp thời các trường hợp nhập cảnh trái phép.

Tăng chuyến bay đưa người Việt Nam về nước

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta thực hiện mục tiêu kép và việc bảo vệ sức khỏe nhân dân là rất cần thiết, do đó, việc mở cửa cho chuyên gia, lao động bậc cao, doanh nghiệp, nhà đầu tư vào Việt Nam và đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cần giám sát, xử lý, giải quyết chặt chẽ, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, phá đi thành quả quan trọng mà chúng ta phấn đấu được trong thời gian qua. “Không có câu chuyện mở cửa ào ạt”. Trong chỉ đạo, phải nâng cao tinh thần cảnh giác để không vấp phải sai lầm trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Không thể vì mục tiêu nôn nóng phát triển mà mở cửa để ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.

Cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp phòng bệnh chủ động. Khi xuất hiện ca dương tính trong cộng đồng thì phải tập trung khoanh vùng, dập dịch nhanh chóng, quyết liệt, kịp thời.

Cần tăng tần suất chuyến bay để đưa người Việt Nam, các nhà đầu tư, chuyên gia, công nhân lành nghề vào Việt Nam cũng như đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động, học tập nếu nước đó chấp thuận. Quy định rõ hơn quy trình, thủ tục giải quyết cho chuyên gia, các nhà đầu tư, lao động kỹ thuật vào Việt Nam; công khai hóa, tạo thuận lợi hơn nữa việc đưa người Việt Nam có nhu cầu về nước. Không để trình trạng lấy lý do phòng dịch mà gây khó khăn cho các đối tượng khi nhập cảnh.

 Thủ tướng phát biểu tại cuộc họp

Nhấn mạnh chưa mở cửa đón khách du lịch, Thủ tướng nêu rõ, mọi chuyên gia, lao động bậc cao, nhà đầu tư đều được vào Việt Nam với phương thức cách ly phù hợp. Bộ Y tế chủ trì xử lý vấn đề này cùng Bộ Ngoại giao.

Ngành y tế, các ban chỉ đạo theo dõi, bám sát mọi diễn biến, kiên trì thực hiện 5 nguyên tắc: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly phù hợp, khoanh vùng và dập dịch trong quá trình chỉ đạo giai đoạn tới.

Các cơ quan báo chí truyền thông tiếp tục thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh để người dân yên tâm. “Chúng tôi không loại bỏ tình hình quốc tế và khu vực để xem xét mở các chuyến bay thương mại quốc tế nhưng thời điểm thì chúng tôi đề nghị các đồng chí tính toán cụ thể”, Thủ tướng đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia; nhấn mạnh tinh thần đề cao cảnh giác. Bộ Y tế bảo đảm duy trì năng lực, sự sẵn sàng đáp ứng của hệ thống đối với các tình huống dịch bệnh.

UBND TPHCM, Hà Nội cũng như các tỉnh có cửa khẩu hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường thủy quốc tế lựa chọn khu vực an toàn cho các thương nhân thực hiện việc trao đổi, ký kết với các đối tác khi vào Việt Nam.

Bộ Quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung, đặc biệt đối với bà con về nước.

Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát tại biên giới đường bộ, nhất là các đường mòn, lối mở, phòng dịch chặt chẽ tại các cơ sở cách ly.

Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành chủ động triển khai các giải pháp kết nối, thúc đẩy lưu thông hàng hóa với thị trường quốc tế, nếu cần thiết, cử các đoàn công tác đến các vùng, địa bàn cơ bản an toàn để thúc đẩy giao thương. “EVFTA đã ký rồi, bây giờ vùng nào an toàn thì thúc đẩy, mà xuất khẩu vẫn là một điều kiện quan trọng để tăng trưởng ở nước ta, chứ không chỉ trao đổi trực tuyến”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Y tế triển khai giám sát xét nghiệm Covid-19 đối với thực phẩm nhập khẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, NHNN chủ trì phối hợp với các cơ quan đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 42, Nghị quyết 84 và các biện pháp khác để xử lý, tháo gỡ những khó khăn cũng như an sinh xã hội.

Các bộ, ngành và các địa phương phải chủ động thúc đẩy phát triển kinh tế. Bộ Tài chính đề xuất thu phí cách ly và đề xuất hỗ trợ cho các lực lượng quân đội, nhân viên y tế.
Chính phủ chúng ta tuyệt đối không được để làn sóng thứ 2 về COVID-19 quay lại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, đây là tinh thần chỉ đạo bao trùm nhất để bảo vệ kết quả thực hiện mục tiêu kép.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/tuyet-doi-khong-de-lan-song-thu-2-cua-covid-19-o-viet-nam-387996.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com