Xem nhiều

Ứng phó dịch Covid-19: Hà Nội lên kịch bản “giải cứu” doanh nghiệp

06/03/2020 11:49

Kinhte&Xahoi DN mong muốn TP Hà Nội, Sở Công Thương đồng hành cùng DN ứng phó trước tác động của dịch Covid-19. Đó là ý kiến của các DN tại Hội nghị đánh giá những ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới tăng trưởng của TP Hà Nội do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức chiều 5/3.

Sản xuất hàng tiêu dùng tại Công ty CP Kim khí Thăng Long. Ảnh: Thanh Hải

3 kịch bản thúc đẩy sản xuất, kinh doanh 

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội Mạc Quốc Anh, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các DN sản xuất da giầy, may mặc bị thiếu nguyên vật liệu do phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc… Chia sẻ với những khó khăn của DN, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà TP Hà Nội đã đề ra, Sở Công Thương đã tham mưu UBND TP xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng xuất khẩu (XK) năm 2020. Cụ thể, nếu dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn trong quý I, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Dự kiến kim ngạch XK quý I giảm 20%; quý II tăng 13,5%; quý III tăng 15%; quý IV tăng 14,5%, cả năm tăng 8% (đạt chỉ tiêu kế hoạch).

Nếu quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch, dự kiến kim ngạch XK quý I giảm 20%; quý II tăng 11%, quý III tăng 13%, quý IV tăng 12%, cả năm tăng 6,5% (thấp hơn kế hoạch 1,5%). Trong trường hợp Covid-19 kéo dài đến quý II và ảnh hưởng sang các quý tiếp theo thì tăng trưởng năm 2020 khó có thể đạt kế hoạch. Cụ thể, dự kiến kim ngạch XK quý I giảm 20%; quý II tăng 4%, quý III tăng 6%, quý IV tăng 4,8%, cả năm bằng với năm 2019, tăng 0% (thấp hơn kế hoạch 8%).

Mặc dù Sở Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản, nhưng tại hội nghị, các chuyên gia Viện Kinh tế Xã hội Hà Nội cho rằng: Với mục tiêu tăng trưởng XK đạt trên 8% như kịch bản 1, đòi hỏi Sở Công Thương cần phối hợp với các Hiệp hội DN nhỏ và vừa thông tin đến DN về tình hình thị trường XK tiềm năng thay thế thị trường Trung Quốc; lợi ích mà các FTA mang lại, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA. Qua đó hỗ trợ DN xây dựng kế hoạch chuẩn bị khai thác và tận dụng hiệu quả lợi ích mang lại ngay khi các FTA có hiệu lực.

Doanh nghiệp lên tiếng

Các DN kiến nghị, thời gian tới Sở Công Thương và các ban ngành liên quan tổ chức các chương trình giảm giá, kích cầu những mặt hàng thiết yếu. Đồng thời hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình xem xét các đơn xin vay, giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay… “Trong thời gian tới, Sở Công Thương cần tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ DN vay vốn lãi suất thấp. Đồng thời tổ chức các chương trình kích cầu tiêu dùng, nhất là kết hợp với các đơn vị du lịch lữ hành tổ chức tour du lịch tới các làng nghề qua đó tạo cơ hội tiêu thụ sản phẩm” - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội Phạm Khắc Hà nói. Đồng tình với ý kiến này, các DN bán lẻ như Big C, Vinmart cũng cho rằng, Sở Công Thương cần đẩy mạnh việc hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa DN bán lẻ - sản xuất, qua đó giúp DN tiêu thụ sản phẩm, người dân yên tâm về nguồn cung hàng hóa.

Ghi nhận những kiến nghị của DN, Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cho biết: Nhằm hỗ trợ DN phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tìm nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất, đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường XK mới như thị trường Nga, châu Mỹ Latinh, châu Phi…

Dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, để có thể thực hiện được kế hoạch phát triển kinh tế năm 2020 mà UBND TP Hà Nội đề ra là rất khó khăn. Do đó, từ nay đến cuối năm đòi hỏi Sở Công Thương cũng như các sở, ngành liên quan cần tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của DN, qua đó hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong các lĩnh vực: Hải quan, thuế, đất đai, ngân hàng... Về phía các DN, cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, sử dụng sản phẩm của nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài.

Dịch Covid-19 khiến DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, XK nhưng cũng tạo ra cơ hội để DN cơ cấu lại thị trường XK. Bởi khi sản xuất tại Trung Quốc bị đình trệ vì dịch bệnh, nguồn hàng XK của họ vào các nước giảm cũng mở ra cơ hội cho hàng Việt Nam lấp chỗ trống. Vấn đề là DN Việt Nam phải nhanh nhạy nắm cơ hội điều chỉnh để tăng sản lượng, tăng XK. Nếu làm tốt, về lâu dài có thể thay thế được một số mặt hàng của Trung Quốc chứ không chỉ lấp chỗ trống nữa.

TS Phùng Tuấn Anh Viện Kinh tế Xã hội Hà Nội

 

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thu hồi tài sản tham nhũng: Cần có “thiên la địa võng” ngăn tẩu tán tài sản

Thời gian qua, công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, các vụ việc liên quan đến thu hồi khoản nợ của các tổ chức tín dụng tiếp tục được Bộ Tư pháp quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, loại án này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thi hành.

Link bài gốc http://kinhtedothi.vn/ung-pho-dich-covid-19-ha-noi-len-kich-ban-giai-cuu-doanh-nghiep-376910.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com