Xem nhiều

Việt Nam dự kiến mở cửa lại du lịch quốc tế: Bao giờ đúng thời điểm?

23/07/2020 11:00

Kinhte&Xahoi Tháng 6/2020, Liên minh Châu Âu đã quyết định mở cửa biên giới trong khối, tái lập quyền đi lại giữa các thành viên và với một số nước ngoài. Nhưng quyết định này đang gây nên nhiều tranh cãi bởi quá nhiều “bất đồng quan điểm”. Bài học từ châu Âu là nguồn kinh nghiệm quan trọng để Việt Nam cân nhắc chính sách mở cửa du lịch quốc tế, cân đối lợi ích kinh tế và sức khoẻ cộng đồng, an toàn của người dân.

Có nên mở cửa ồ ạt cho du khách quốc tế?

Cân nhắc mở cửa biên giới từ bài học của châu Âu

Từ ngày 15/6, biên giới bên trong giữa các thành viên Liên minh châu Âu và biên giới bên ngoài giữa Liên minh châu Âu với 4 nước thuộc khối tự do đi lại Schengen (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) được thông quan. Bên cạnh đó, kể từ ngày 01/07, châu Âu cũng mở cửa cho hơn chục quốc gia có mức rủi ro về Covid-19 thấp hơn hay ngang bằng với mức bình quân ở châu Âu.

Tuy nhiên, danh sách “xanh” được châu Âu chấp nhận không cố định. Ngày 01/07 danh sách này bao gồm 15 nước nhưng đến 16/07 đã chỉ còn 13 nước, bao gồm 1 nước châu Âu (Gruzia), 4 nước châu Phi (Algéri, Maroc, Rwanda, Tunisia), 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương (Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, New Zealand) và 2 quốc gia châu Mỹ (Canada và Uruguay). Tức là, hai nước vùng Balkan là Serbia và Montenegro đã bị loại chỉ trong vòng nửa tháng. 

Cư dân quốc tế cho rằng, việc thay đổi danh sách như trên khiến họ không thể đưa ra lịch trình công việc hay du lịch hợp lý. Mặt khác, với số chuyến bay hạn chế, hành khách thường phải chờ xếp hàng để đến lượt mình, khi nhập cảnh tại các quốc gia khác nhau còn mất thời gian xét nghiệm, cách ly. Như vậy, bởi không chắc chắn rằng mình có thể được cấp thị thực hay được chấp nhận nhập cảnh vào châu Âu hay không, hành khách vẫn còn do dự quyết định chuyến đi. 

Đáng nói, quyết định mở cửa biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu kể trên chỉ mang tính chất đề nghị. Tức là, các nước thành viên có quyền nhận hay không nhận công dân của những nước có tên trong danh sách nói trên, dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy làm” – một châu Âu “lộn xộn” nhất từ trước đến giờ. 

Cũng bởi mối lo ngại dịch bệnh bùng lên trở lại, tâm lý nghi kỵ đối với người nước ngoài có thể mang theo mầm bệnh, các quốc gia châu Âu bộc lộ sự “lúng túng” trước du khách quốc tế. Đơn cử, tại Hy Lạp, du khách đến nước này phải điền trước một tờ khai y tế online. Sau đó, họ được nhận một mã QR và sẽ quét mã QR này khi đến nơi.

Nếu mã QR cho biết họ không phải cách ly thì họ có thể đến nơi ở của mình nhưng phải tự cách ly 24 tiếng trong khi chờ kết quả xét nghiệm. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì du khách được chuyển đến cách ly trong một khách sạn chỉ định hoặc một hòn đảo xa xôi nào đó trong 14 ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phương pháp cách ly như trên có quá nhiều “lỗ hổng”, khiến nước này không thể kiểm soát được nếu du khách mang theo mầm bệnh và lây nhiễm trong cộng đồng. 

Chính trong châu Âu cũng có một sự không đồng bộ. Tại Hunggari, người Anh, Bulgari, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Rumani sẽ phải chịu chế độ đón tiếp tương tự như tại Hy Lạp, và danh sách đó thay đổi từng ngày. Còn tại Slovenia, cũng là danh sách trên nhưng không có người Anh, thay vào đó là người Luxembourg.

Riêng tại Tây Ban Nha, do dịch bệnh bùng lên trở lại, khách đến phải điền vào bản theo dõi đi lại, nhưng công dân Liên minh Châu Âu thì được miễn xét nghiệm. Tại Đan Mạch, người Bồ Đào Nha, Thụy Điển bị cấm vào. Ba Lan vẫn đóng cửa với Anh Quốc, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Ireland. Đối với các nước ngoài châu Âu thì tình hình càng lộn xộn hơn. 

Hậu quả của sự lộn xộn này chính là thực trạng “tuỳ hứng” huỷ, hoãn chuyến bay, cấm xuất, nhập cảnh khiến du khách không khỏi hoang mang. Chính bởi tâm lý lo sợ ấy mà dù nhiều nước đã mở cửa với du lịch quốc tế nhưng vẫn nhận cảnh sân bay, điểm đến vắng tanh, đìu hiu. Có thể nói, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành, chưa có vắc-xin đặc trị cho căn bệnh này, các quốc gia trên thế giới vẫn “loay hoay” chưa biết phải mở cửa như thế nào cho đúng.

Việt Nam nên làm tốt du lịch nội địa trước

Mới đây, Tổng cục Du lịch cũng cho biết một số nước đặt vấn đề nối lại đường bay với Việt Nam. Các chuyên gia cho biết, nếu không có khách quốc tế trong năm 2020, nguồn thu từ du lịch chỉ có thể trông cậy vào du lịch nội địa, dự kiến khoảng 55 – 60 triệu lượt khách, doanh thu chỉ đạt khoảng 200 – 240 nghìn tỉ đồng, sụt giảm nghiêm trọng so với năm 2019. Tuy nhiên, cũng không thể chỉ vì lợi ích kinh tế mà hy sinh sự an toàn của người dân. 

Số chuyến bay bị hủy hoãn đang có chiều hướng tăng lên.

Theo chuyên gia từ Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB), chính phủ nên cân nhắc việc mở cửa theo hướng “hành lang du lịch an toàn”. Theo đó, cần thành lập tổ công tác gồm các chuyên gia từ các bộ, ngành khác nhau cùng thảo luận, gồm các Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ GTVT và Bộ VHTTDL. Tổ công tác tạo ra bộ tiêu chí đánh giá nước an toàn về dịch và quy trình đón khách du lịch nước ngoài. 

Tuy nhiên, tâm lý e ngại dịch bệnh trên thế giới vẫn đang chi phối mạnh mẽ quyết định đi lại của cư dân toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta nên làm tốt du lịch trong nước đã rồi mới nên tính đến du lịch nước ngoài.

Kể từ khi phát động chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để kích cầu du lịch đã có sự hưởng ứng tích cực thời gian đầu, nay có nhiều hiện tượng “biến tướng”, phần nào đã ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của người dân. Điều đó cho thấy, với nội tại du lịch nội địa, ngành du lịch vẫn chưa khai thác triệt để, chỉn chu, chứ chưa nói đến du lịch quốc tế. 

Nhìn từ bài học của các nước trên thế giới, có thể thấy các chính sách của Chính phủ nhằm đảm bảo an toàn cần ưu tiên hàng đầu để ít nhất khiến người dân, du khách an tâm với quyết định đi lại của họ. Còn tại Việt Nam, với ưu thế đã kiểm soát được dịch bệnh trong cộng đồng, một số nước ngoài đã đặt vấn đề về mở một đường bay đối với một số đối tượng nhất định như du khách công vụ. Ngoài việc đó ra, phải chăng vẫn còn quá sớm khi nói đến việc mở cửa ồ ạt cho du khách quốc tế trong khi du lịch nội địa vẫn còn là một thị trường chưa phát huy hết tiềm năng? 

Vẫn cần tiếp tục chương trình kích cầu nội địa

Trao đổi với truyền thông, ông Hoàng Nhân Chính - Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) - cho rằng, “vẫn cần tiếp tục chương trình kích cầu, bởi vì ngành du lịch đang có số lượng nhân lực lớn. Việc kích cầu để giữ nhân lực du lịch là rất quan trọng và cần thiết phải duy trì, song vẫn cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo, dẫn dắt của cơ quan quản lý du lịch.

Kích cầu du lịch cần tập trung đưa ra thêm các dịch vụ bổ sung, hơn là giảm giá. Lý do, thứ nhất, hiện nay các doanh nghiệp du lịch và hàng không đã bị thiệt hại về kinh doanh rất nhiều, thu nhập từ du lịch nội địa đã sụt giảm doanh thu so với trước.

Nếu tiếp tục cạnh tranh về giá cả sẽ dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận âm và phải đóng cửa, khiến nhiều người thất nghiệp thì không ổn. Nếu giảm giá phải có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn với nhau và mức giá đó phải đảm bảo không dưới mức giá bán. Có thể không có lợi nhuận nhưng không được lỗ.

Thứ hai, khi đã giảm giá thì việc phục hồi giá sẽ rất khó khăn. Bởi tâm lý của khách du lịch là chỉ trông chờ để xem có giảm giá hay không. Và khi tăng giá trở lại, dù tăng chậm nhưng sẽ có nhiều người cân nhắc. Việc giảm giá sâu dẫn đến việc phục hồi hòa vốn rất mất thời gian và gần như thời gian phục hồi lại như trạng thái bình thường rất khó, đặc biệt là thu nhập người dân cũng không được như trước.

Thứ ba, kinh nghiệm của các nước phát triển du lịch là giảm giá tối đa, không thấp hơn giá hòa vốn, tối đa cũng chỉ nên giảm đến 25%. 

 Diệu Bảo/ Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/viet-nam-du-kien-mo-cua-lai-du-lich-quoc-te-bao-gio-dung-thoi-diem-d130084.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com