Xem nhiều

Vụ cô gái trẻ tử vong sau 2 tháng nâng mũi làm đẹp sẽ được điều tra, xử lý thế nào?

18/03/2022 16:44

Kinhte&Xahoi Dư luận đang quan tâm vụ việc chị Phạm Thị Diễm H (22 tuổi, quê Long An, tạm trú tại Hà Nội) đi nâng mũi làm đẹp nhưng bị tai biến dẫn tới tử vong. Sau vụ việc, nhiều người đặt câu hỏi, cơ quan điều tra sẽ xử lý thế nào về vụ việc này, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Cô gái trẻ tử vong sau 2 tháng nâng mũi làm đẹp

 Ngày 18/3, một lãnh đạo Công an quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an quận đang thụ lý điều tra làm rõ vụ việc chị Phạm Thị Diễm H (22 tuổi, quê Long An, tạm trú tại Hà Nội) tử vong sau khi đi nâng mũi tại nhà của anh Hoàng Minh P ở phường Tương Mai.

Sau khi nằm điều trị 2 tháng do tai biến nâng mũi thẩm mỹ, cô gái trẻ đã tử vong

Theo người thân nạn nhân, trước đó, ngày 14/1/2022, chị Phạm Thị Diễm H được bạn giới thiệu và đến nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ ở khu biệt thự trong ngõ 147A Tân Mai, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Khoảng 12 giờ ngày 14/1, người thân nhận tin nhắn của chị H đến đón, nhưng đến nơi thì không liên lạc được với chị H. Sáu tiếng sau, người được giới thiệu để nâng mũi cho chị H gọi điện báo người nhà đến ngay Bệnh viện Bạch Mai vì sức khỏe của chị H rất yếu.

Nhận hung tin, người nhà chị H đã vượt hơn 1.500km ra Hà Nội. Trao đổi với PV, anh Đ.P.A (anh rể chị H) cho biết, khi vào viện, các bác sĩ thông báo chị H đang hôn mê, tình trạng nguy kịch, chỉ có 20% cơ hội sống sót, nếu sống thì 80% thành người thực vật.

Nói về hoàn cảnh, anh A cho biết, nạn nhân mới ly hôn, có con hơn 1 tuổi và gửi cho bà ngoại chăm sóc rồi ra Hà Nội mưu sinh để có tiền gửi về nuôi con.

Theo anh A, sau quá trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai không có tiến triển, gia đình đã đưa chị H về Bệnh viện đa khoa Long An vào ngày 25/2. Khoảng 23 giờ ngày 16/3, chị H trút hơi thở cuối cùng.

Chân dung cô gái trẻ Phạm Thị Diễm H trước khi tiến hành thẩm mỹ

Có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra, làm rõ

 Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về những băn khoăn của bạn đọc, Tiến sỹ, Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định, Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ (can thiệp, xâm lấn) là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 về nội dung sửa đổi một số điều của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ thì các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực…), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp

“Như vậy để thực hiện hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ thì cơ sở thực hiện phải đáp ứng điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (có quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động…); Đáp ứng điều kiện về cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực.

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám thẩm mỹ phải là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình...

Trong vụ việc nêu trên theo thông tin ban đầu cho thấy vụ việc này có dấu hiệu vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, có dấu hiệu tội phạm. Do đó cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án hình sự để làm rõ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh để điều tra, xử lý theo quy định pháp luật”, luật sư Đặng Văn Cường nói.

Ngôi biệt thự nơi tổ chức nâng mũi thẩm mỹ cho cô gái trẻ

Cũng theo luật sư Cường, Cơ quan điều tra sẽ làm rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy có hành vi khám chữa bệnh trái phép gây thiệt mạng cho bệnh nhân thì sẽ khởi tố vụ án hình sự. Bác sĩ phẫu thuật, đơn vị cho thuê nhà và những người có liên quan nếu thực hiện các khâu, công đoạn trong hoạt động khám chữa bệnh sẽ bị xử lý về tội danh này.

Trường hợp người cho thuê nhà không biết về hành vi khám chữa bệnh trái phép thì sẽ không bị xử lý hình sự, tuy nhiên sẽ bị xử lý hành chính về các hành vi liên quan đến cho thuê, kinh doanh không đúng quy định pháp luật.

Trong vụ việc này, rất có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội vô Ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc tội vi phạm quy định về khám chữa bệnh theo Điều 315 Bộ luật Hình sự.

“Qua sự việc này tôi cũng khuyến cáo đến những người dân có nhu cầu làm đẹp nên tìm đến các cơ sở thẩm mỹ được cấp phép và uy tín như bệnh viện, phòng khám, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa thẩm mỹ, nơi có những bác sĩ có chuyên môn...; Tránh tìm đến những cơ sở không được cấp phép, thực hiện thủ thuật chui bởi những người không có kiến thức, tay nghề; Cơ sở không đáp ứng trang thiết bị, vật chất đảm bảo an toàn sức khỏe sẽ dẫn đến những tai biến, tai nạn đáng tiếc cho bản thân”, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp khuyến cáo.

Điều 315. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 259 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Làm chết người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:

1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

2. Phạm tội làm chết 2 người trở lên, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm. 

 Thành Long - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/vu-co-gai-tre-tu-vong-sau-2-thang-nang-mui-lam-dep-se-duoc-dieu-tra-xu-ly-the-nao-192129.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com