Xem nhiều

Xây dựng văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”

16/12/2022 08:55

Kinhte&Xahoi Văn hoá sử dụng rượu bia trong dịp Tết đã có từ bao lâu nay, góp phần đem đến niềm vui ngày Tết. Tuy nhiên, hành vi lái xe khi đã uống rượu bia lại đem đến “cơn ác mộng” cho rất nhiều người, gia đình và xã hội.

Cần xây dựng văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”, đặc biệt trong dịp Tết.

Tăng cường các biện pháp mạnh

Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), đặc biệt xử lý nghiêm các trường hợp lái xe khi đã uống rượu bia. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá một trong 5 nguyên nhân cơ bản trực tiếp dẫn đến TNGT là vi phạm nồng độ cồn.

Theo thống kê của ngành giao thông, 11 tháng đầu năm nay, TNGT đã khiến 6.000 người thiệt mạng. Trong số 305 vụ TNGT rất nghiêm trọng trở lên, TNGT có liên quan đến nồng độ cồn là 11/305 vụ (chiếm 3,6%), làm 24 người chết, 14 người bị thương.

Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về việc ngăn chặn người tham gia giao thông khi đã uống rượu bia và chế tài cho hành vi này, đơn cử như Luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Tại buổi tọa đàm “Cách nào ngăn “ma men” lái xe dịp cuối năm” mới đây, PGS.TS Phạm Việt Cường, Trường Đại học Y tế công cộng đánh giá: “Việc sử dụng rượu bia của Việt Nam thực ra không thay đổi nhiều sau khi có luật và tỉ lệ sử dụng rượu bia trên thị trường vẫn nhiều. Nhiều người uống bia rượu vẫn tham gia giao thông, sử dụng các phương tiện khác”.

Còn ông Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết: Với vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ngoài sử dụng những phương tiện đo nồng độ cồn, “phạt nguội” thì chế tài xử phạt hành vi này vẫn chưa đủ tính răn đe. Ý thức của một số người dân vẫn coi thường pháp luật. Bên cạnh đó, với số lượng tuyến đường và phương tiện cá nhân lớn, lực lượng chức năng còn mỏng, việc kiểm soát những vi phạm còn hạn chế.

Đặc biệt, dịp cao điểm Tết, lưu lượng giao thông tăng cao, các hoạt động lễ hội, tiệc tùng, liên hoan diễn ra với tần suất lớn. Thị trường rượu bia cũng có nhiều khuyến mại, quảng cáo nở rộ, nhằm kích thích nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, cũng khiến người dân dễ dàng mua rượu bia để sử dụng. Số lượng người sử dụng rượu bia đều tăng cao, khiến số lượng vi phạm cũng tăng theo.

Nguyên nhân do một số địa phương chưa chủ động điều tra, bám sát địa bàn ăn uống, chưa thay đổi phương pháp tuần tra. Hơn nữa, cũng có nhiều người tham gia giao thông có hành vi chống đối lực lượng chức năng.

Chế tài đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi đang điều khiển phương tiện hiện nay vẫn chỉ là phạt tiền và một số phạt bổ sung như tước giấy phép lái xe. Trong khi đó, pháp luật nhiều quốc gia đã tăng cường các biện pháp quản trị như quy định lứa tuổi, khu vực được phép bán, giờ mở cửa... đối với mặt hàng rượu bia; hay xử lý hình sự như phạt tù, phạt cải tạo.

Để văn hóa giao thông đến từng nhà

Theo Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, để ngăn chặn hành vi vi phạm trật tự ATGT, nhất là hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, có nhiều giải pháp, sáng kiến của người dân, lực lượng chức năng, nhưng để hoàn thiện và đưa vào hệ thống pháp luật thì cần thời gian, lộ trình. Làm sao phải áp dụng, tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT tới từng đối tượng, vùng miền, trình độ dân trí bằng những cách dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Vấn đề chính là cần xây dựng được văn hoá sử dụng rượu bia trong dịp Tết, theo đó tập thói quen cho người dân không lái xe khi đã uống rượu bia để có ngày Tết vui vẻ, an toàn. Như quan điểm của ông Phạm Việt Công rằng: “Quan trọng là phòng ngừa. Phải làm sao để văn hoá giao thông đến với từng nhà. Người tham gia giao thông nhiều khi không chỉ đi một mình mà đi với cả gia đình, nắm trong tay sinh mạng của cả gia đình”.

Các chuyên gia cho rằng, việc xử phạt nghiêm góp phần xây dựng văn hoá “nói không” với rượu bia khi lái xe, cùng với các giải pháp tuyên truyền vận động thay đổi nhận thức người dân, nâng cao ý thức pháp luật giao thông. Chính trong gia đình cũng cần giáo dục lẫn nhau để đảm bảo an toàn, tránh những tai nạn không đáng có. Một ví dụ đơn giản như vợ chồng cùng đi chúc tết, chồng uống thì vợ không uống, để lái xe đưa cả 2 về nhà an toàn. Thay đổi nhận thức từ thay đổi những suy nghĩ, hành vi đơn giản sẽ tạo ra những thói quen mới, hình thành văn hóa trong gia đình, xã hội.

Đỗ Trang - Pháp luật Plus

 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ thầu: Cần nhạy cảm và tỉnh táo

Hồ sơ năng lực của nhà thầu thường có nhiều loại giấy tờ, thậm chí có thể nặng tới nhiều kilogam. Sự phức tạp về số lượng khiến một số loại giấy tờ quan trọng có thể bị làm giả để "vô tình" lọt vào tập hồ sơ này. Thẩm định hồ sơ thầu ngoài chuyên môn còn cần có độ nhạy cảm cần thiết.

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/xay-dung-van-hoa-da-uong-ruou-bia-khong-lai-xe-d187844.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com