Phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022

05/09/2022 20:03

Kinhte&Xahoi Ngày 5/9/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2022.

Ảnh minh họa

Chính phủ quyết nghị phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022 trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định số 60/2021/NĐ-CP).

Cụ thể, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2022.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được phê duyệt phương án tự chủ tài chính thì thực hiện phê duyệt phương án tự chủ tài chính của năm 2022 theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Từ năm 2023, các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng phương án tự chủ tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập đã được cơ quan có thẩm quyền giao tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính đã được phê duyệt.

Chính phủ giao Bộ Tài chính tổng hợp các nội dung nêu trên vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trình Chính phủ xem xét, quyết định trong năm 2022.

 Văn Thiêm - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TP Hồ Chí Minh: Hoạt động không phép, chi nhánh Thẩm mỹ Adona bị xử phạt và đình chỉ 18 tháng

Với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; Khám, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề… cơ sở thẩm mỹ Adona Spa do bà Phạm Thị Vui làm chủ đã bị Sở Y tế TP HCM xử phạt 118,5 triệu đồng; Buộc đình chỉ hoạt động 18 tháng.

Hành vi mang bán con đẻ sẽ phải đối diện hình phạt nào?

Mới đây dư luận xôn xao, bức xúc trước thông tin vụ việc người mẹ trẻ câu kết với 2 đối tượng khác đem bán chính con đẻ của mình là một bé gái 2 tuổi ở quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Nhiều người đặt câu hỏi, nếu bị kết tội, các đối tượng sẽ đối diện với khung hình phạt nào?

link bài gốchttps://tuoitrethudo.com.vn/phuong-an-phan-loai-tu-chu-tai-chinh-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap-trong-nam-2022-205012.html