Qua một đêm, TP HCM phát hiện 365 ca nhiễm Covid-19 mới

13/07/2021 06:15

Kinhte&Xahoi Sáng 13/7, Bộ Y tế cho biết có thêm 466 ca mắc COVID-19 tại 8 địa phương, trong đó TP Hồ Chí Minh vẫn nhiều nhất với 365 ca.

Một điểm phong tỏa trên địa bàn TP HCM (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)

Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 19h ngày 12/7 đến 6h ngày 13/7 có 466 ca mắc mới (BN32200-32665):+ 01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh.+ 465 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (365), Long An (52), Vĩnh Long (23), Đồng Nai (12), Phú Yên (7), Tây Ninh (5), Hà Nội (1); trong đó 416 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 29.154 ca, trong đó có 6.557 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Lào Cai, Quảng Ninh, Hoà Bình.

Có 09 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Cần Thơ, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định.

Chính phủ đồng ý đàm phán mua 40 triệu liều vắc xin COVD-19 Sputnik V của Nga

 Cụ thể, tại Nghị quyết số 73/NQ-CP, Chính phủ đồng ý theo đề xuất của Bộ Y tế: Có văn bản giới thiệu Tập đoàn T&T với Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) để đàm phán, mua 40 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V của Liên bang Nga bằng nguồn kinh phí hợp pháp do Tập đoàn T&T huy động (không sử dụng kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước và Quỹ vắc xin phòng COVID-19 Việt Nam).

Thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, kiểm định, kiểm soát chất lượng vắc xin, tổ chức tiêm miễn phí toàn bộ 40 triệu liều vắc xin nêu trên theo quy định.

Chính phủ giao Bộ Ngoại giao phối hợp thực hiện các thủ tục ngoại giao có liên quan.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp tổ chức vận chuyển vắc xin theo đề nghị của Bộ Y tế.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an và các cơ quan, địa phương liên quan phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

 

 

Nhã Vân - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Quản lý thuốc lá điện tử: Bao giờ mới ngã ngũ?

Với thuốc lá điếu nhập lậu, kinh doanh buôn bán từ 500 bao trở lên đã có thể bị truy tố hình sự. Nhưng với thuốc lá điện tử có mức độ tác động đến sức khỏe người tiêu dùng tương đương thuốc lá điếu, chế tài xử phạt cao nhất chỉ dừng ở phạt vi phạm hành chính.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/y-te/qua-mot-dem-tp-hcm-phat-hien-365-ca-nhiem-covid-19-moi-d160465.html