Quảng Bình: Ngày Quốc tế thiếu nhi tặng bánh kẹo 'rởm' cho trẻ em

03/06/2019 15:12

Kinhte&Xahoi Nhiều em nhỏ ở Quảng Bình hào hứng được bố mẹ đưa đi nhận quà nhân ngày 1/6, thế nhưng khi mang quà về nhà bóc ra thì phát hiện bánh kẹo bị hư hỏng và không có hạn sử dụng.

Hai ngày qua, trên mạng xã hội (MXH) lan truyền câu chuyện, nhiều phụ huynh đưa con nhỏ đi nhận quà nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi bức xúc khi phát hiện nhiều gói bánh kẹo bị hư hỏng và không có hạn sử dụng. Sự việc được cho là xảy ra tại địa bàn thị trấn Kiến Giang (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

Tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook chia sẻ sự việc bánh kẹo hư hỏng đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Một phụ huynh có con nhỏ đi nhận quà bức xúc cho biết: "Nhận được thông báo từ loa phát thanh của tổ dân phố Thượng Giang về việc phát quà cho trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi, nhiều gia đình đã đưa con nhỏ đi nhận quà. Tuy nhiên, sau khi về nhà, nhiều người mở gói bánh ra thì phát hiện bánh bị hư hỏng, mốc meo, nhiều gói bánh còn không có hạn sử dụng. Rất may là chúng tôi phát hiện sớm nên các cháu chưa ăn, nếu không thì không biết sức khỏe các cháu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, nhưng có một số hộ gia đình không để ý nên các cháu nhỏ đã ăn hết những phần quà được phát".

Bánh kẹo phát cho trẻ nhỏ có trụ sở tại Hà Nội.

Thương hiệu bánh kẹo mang tên Pacholat được Công ty kẹo Hà Nội sản xuất nhưng không hạn có sử dụng.

Khi được chia sẻ lên MXH, bài viết đã thu hút đông đảo lượt chia sẻ và bình luận của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng, việc địa phương phát quà "hết date" gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các em nhỏ nếu không may sử dụng sản phẩm. Một số ý kiến khác cho rằng, việc phát quà "rởm" cho trẻ, sẽ mất đi ý nghĩa vốn có của hoạt động này cũng như tác động không tốt tới tâm lý của các em.

Bánh kẹo trong gói quà bị hư hỏng và không có hạn sử dụng.

Báo sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo Kinh tế Môi trường/ GĐ&PL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

“Trái đắng” tôm hùm đất

Đưa tôm hùm đất vào môi trường tự nhiên với mục đích lấy thịt làm thức ăn, một số quốc gia châu Phi nhanh chóng hối hận khi loài này sinh sản nhanh chóng, phá hủy hệ sinh thái.