Đối tượng được phép sinh con theo phương pháp khoa học?
Hiện trạng vô sinh của các cặp vợ chồng đã phát sinh những vấn đề phức tạp không chỉ liên quan đến đời sống riêng tư, hạnh phúc của cặp vợ chồng mà còn phát sinh những vấn đề tâm lý tạo ra phản ứng dây chuyền trong xã hội. Vì vậy, bí mật cá nhân, đời sống riêng tư, bí mật gia đình trong hỗ trợ sinh sản cần pháp luật bảo vệ.
Phụ nữ được quyền xin tinh trùng hiến tặng để sinh con.
Câu hỏi đặt ra: Thế nào là bị xâm phạm bí mật cá nhân, xâm phạm bí mật gia đình, bí mật đời tư? Dưới đây là bài viết của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Trung Tập (Giảng viên cao cấp Đại học Luật Hà Nội) giải đáp vấn đề trên. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ vô sinh trên thế giới chiếm trung bình từ 6-12% và nguy cơ ngày càng cao.
Đối với trường hợp vô sinh hoặc hiếm muộn, cần thiết phải áp dụng biện pháp khoa học hỗ trợ sinh sản nhằm giúp nhiều cặp vợ chồng có thể sinh con bằng các biện pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài 2 biện pháp trên, vấn đề mang thai hộ cũng được đặt ra. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có quy định về mang thai hộ trong trường hợp các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc không thể sinh con.
Pháp luật cho phép hai đối tượng được phép sinh con theo phương pháp khoa học: Thứ nhất: Phụ nữ độc thân muốn sinh con, Thứ hai: Người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh. Chính vì vậy, việc bảo mật chủ thể cho và nhận tinh trùng trong nhiều trường hợp có thể không được tôn trọng. Khi đó, bí mật đời tư của các chủ thể bị bộc lộ cả phía người cho, người nhận và người con được sinh ra theo phương pháp hỗ trợ sinh sản này.
Do đó, quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình liên quan đến sự kiện sinh sản theo phương pháp hỗ trợ sinh sản được pháp luật bảo vệ. Việc cho và nhận tinh trùng có kết quả, một người được sinh ra, quan hệ huyết thống không được bộc lộ.
Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội, thì việc bảo mật chủ thể cho và nhận tinh trùng trong nhiều trường hợp có thể không được tôn trọng. Khi đó, bí mật đời tư của các chủ thể bị bộc lộ cả phía người cho, người nhận và người con được sinh ra theo phương pháp hỗ trợ sinh sản này.
Đối với người phụ nữ độc thân xin tinh trùng để sinh con cho riêng mình, hành vi này cũng bị người khác làm bộc lộ. Trường hợp thứ hai, đối với người phụ nữ độc thân xin tinh trùng để có con và hành vi bị làm bộc lộ thì hành vi này là xâm phạm bí mật cá nhân, vi phạm đời tư.
Đứa trẻ sinh ra từ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo là con của người mẹ độc thân, là con của cặp vợ chồng vô sinh mà người vợ đã sinh ra đứa trẻ. Theo luật quy định thì đứa trẻ này không có quan hệ gì với người cho tinh trùng, mặc dù về mặt sinh học thì nó cùng huyết thống với người cho tinh trùng.
Những quyền chính đáng của người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, nhưng họ thực hiện quyền yêu cầu theo quy định tại các Điều 89 và 90 Luật Hôn nhân và gia đình, thì hành vi của họ có bị xem là hành vi xâm phạm quyền bí mật cá nhân, xâm phạm bí mật gia đình không?
Mặc dù theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tại khoản 3: “Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra”. Vấn đề đặt ra trên đây, cần phải được xác định để phân biệt rõ hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Tại Điều 3 của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định:
1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2. Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
3. Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện. Theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 10/2015, quy định về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản:
“1. Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…”.
Quyền bí mật đời tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình liên quan đến sự kiện sinh sản theo phương pháp hỗ trợ sinh sản được pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Nghị định 10/2015/NĐ-CP. |
Thế nào là xâm phạm đời tư, xâm phạm bí mật gia đình?
Trường hợp thứ nhất, nếu người chồng và người vợ thỏa thuận sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mà người vợ nhận tinh trùng của người khác và người chồng biết rõ, thì người có hành vi làm lộ bí mật này, được coi là hành vi xâm phạm bí mật gia đình của người sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Trường hợp thứ hai, nếu người chồng không có khả năng sinh con, người vợ tự mình xin tinh trùng của người khác mà sinh con, người chồng biết mà không phản đối và coi người con được sinh ra theo biện pháp kỹ thuật này là con chung của vợ, chồng thì hành vi làm lộ sự kiện này ngoài ý muốn của vợ, chồng người này là hành vi xâm phạm quyền về bí mật gia đình.
Trường hợp thứ ba, nếu người vợ tự xin tinh trùng của người khác mà sinh con, sau đó người chồng biết qua thông tin của người thứ ba hoặc của chính người cho tinh trùng và không nhận người con này là con chung của vợ, chồng thì hành vi làm lộ thông tin không bị coi là hành vi xâm phạm bí mật gia đình.
Trường hợp thứ tư, người con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thành niên nhận người cho mẹ mình tinh trùng, theo đó người con này được sinh ra là cha ruột, thì người con này có được xác định là con của người cho tinh trùng không? Nếu thừa nhận, thì quyền của người con này cũng tương tự như quyền của những người con khác của người cho tinh trùng có quyền thừa kế di sản theo pháp luật của người cho tinh trùng sau khi người này qua đời.
Việc xác định hành vi xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là một vấn đề phức tạp; cho nên cần thiết phải phân tích làm rõ trường hợp nào là hành vi xâm phạm, trường hợp nào không được xác định là hành vi xâm phạm đến quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.