TPCN Oba Night quảng cáo như thuốc: Mập mờ địa chỉ, người tiêu dùng nếm trái đắng?

28/11/2018 09:07

Kinhte&Xahoi Ngoài việc quảng cáo như thuốc chữa bệnh để lừa người tiêu dùng, website:obanight.com đăng tải chia sẻ của khách hàng khỏi bệnh mất ngủ mãn tính sau khi sử dụng sản phẩm Oba Night vi phạm nghiêm trọng những điều cấm khi quảng cáo về TPCN. Đặc biệt, mập mờ về địa chỉ đơn vị phân phối trên website.

Tại Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13 tháng 03 năm 2013 quy định rõ tại điều 3 về những hành vi cấm khi tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng “không được quảng cáo như thuốc chữa bệnh”.

Tuy nhiên, TPCN Oba Night được quảng cáo rầm rộ với công dụng như thuốc chữa bệnh trên website: obanight.com dưới hình thức bài viết chia sẻ khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm. Vậy đây có phải là sự thật hay chỉ là chiêu trò của thương nhân nhằm mục đích lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng để trục lợi.

Những bài viết chia sẻ này là thật hay giả?

Theo đó, trong bài viết “bị mất ngủ hành hạ suốt 6 năm, thoát khỏi chỉ sau 3 tháng” viết về chị Bùi Thị Dương tại Bình Dương đã ngủ ngon hơn nhờ thuốc chữa mất ngủ Oba Night sau khi uống hết 03 hộp thuốc.

Bên cạnh đó, hàng loạt bài viết giới thiệu bệnh nhân chữa khỏi bệnh nhờ TPCN Oba Night như: “Đúc rút kinh nghiệm sau 5 năm lận đận chữa mất ngủ”; “Hết mất ngủ và suy nhược thần kinh sau 3 tháng sử dụng OBA Night”; “Lối thoát cho người mất ngủ muốn từ bỏ hẳn thuốc Tây”…

Bài viết đánh trúng tâm lý của khách hàng để bán hàng trục lợi.


Dễ dàng nhận thấy điểm chung của các bài viết là hình thức “nhân vật chia sẻ” như: trước khi sử dụng sản phẩm thì khổ sở về bệnh tật như thế nào, khi sử dụng sản phẩm một thời gian thì bệnh tình thuyên giảm, khỏi hẳn các triệu chứng do bệnh gây nên hoặc nếu không sử dụng tiếp bệnh lại tái phát... đó cũng chính là lý do để nhân vật viết thư cảm ơn, chia sẻ với người khác. Để thêm tính thuyết phục, những bài chia sẻ đều có tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh cụ thể của nhân vật trải nghiệm.

Công dụng như thần dược của TPCN Oba Night.

Nhiều dấu hiệu cho thấy, TPCN Oba Night đang bất chấp quy định để quảng cáo công dụng ngoài giấy phép được cơ quan chức năng cấp, đặc biệt là việc mập mờ về địa chỉ công ty. Các bài học như thuốc ung thư giả, TPCN chứa chất cấm, sản phẩm không được cơ quan chức năng xác nhận hoặc làm giả… đang biến người tiêu dùng mãi là chuột bạch thì hậu quả thật khó lường.

Để có thông tin khách quan, PV đã liên hệ đến Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam tại địa chỉ số Số 21-M17 Láng Trung, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội (nay là ngõ 16 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội). Điều đáng nói, khi đến địa chỉ trên thì đây là một công ty bán hàng điện tử, người bán hàng cho biết: “không có công ty dược phẩm nào ở đây”. Khi gọi điện qua số điện thoại online: 0969 694 235 đăng tải trên website:obanight.com được hướng dẫn đến một hiệu thuốc số 13 - 15 trên đường Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Địa chỉ công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam tại số 21 M17 Láng Trung, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội là công ty cung cấp thiết bị điện tử, công nghệ


Ai biết những chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm là thật hay giả, người tiêu dùng vẫn tiền mất tật mang trong vòng luẩn quẩn của nhà phân phối đưa ra: quảng cáo thổi phồng công dụng – mua, sử dụng sản phẩm không hiệu quả – lắng nghe tư vấn…

Liệu sản phẩm TPCN Oba Night có thực sự có đáng tin cậy? Công dụng, chất lượng sản phẩm có tốt như đang quảng cáo? Qua những dấu hiệu vi phạm trên, đề nghị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cần sớm vào cuộc để kiểm tra, xác minh làm rõ. Tránh gây thiệt hại đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng.

Hồ sơ quảng cáo TPCN Oba Night được cấp phép không có nhiều công dụng thần dược như quảng cáo.


Khuyến cáo: Một số nội dung quảng cáo sản phẩm TPCN Oba Night trên các trang mạng nêu trên không chính xác, hồ sơ Công ty được cơ quan chức năng cấp phép cho Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam quảng cáo không có nội dung: “cai thuốc tây, hết lệ thuộc thuốc tây” hay “khôi phục hệ thần kinh, khắc phục thương tổn do mất ngủ gây ra”; “đối tượng sử dụng tiền mãn kinh và mãn kinh, triệu chứng khó chịu do thay đổi nội tiết tố”…

 

Theo Thương Trường/HATAP

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM