Ảnh minh họa
Đầu tiên phải kể đến là đặt lợi ích chính đáng của dân tộc lên trên hết, đồng thời phải tôn trọng lợi ích dân tộc chính đáng của các nước khác, nhất là của các nước láng giềng. Đường lối này được Bác nêu rất rõ tại cuộc gặp kiều bào Pháp năm 1946: “Tôi đến nước Pháp mang đến cho quý vị món quà quý giá, không phải vật chất mà là khẩu hiệu: "Phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết".
Thứ hai, năm 1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ vừa ra đời phải đối mặt với hàng ngàn khó khăn, thử thách như: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng chủ trương ngoại giao với tất cả các nước trên nguyên tắc "bình đẳng và tương trợ"; thuật ngoại giao là: "làm nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết".
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ ngoại giao: "Muốn làm gì cũng cần vì lợi ích dân tộc mà làm". Lợi ích chính đáng của dân tộc Việt Nam là hòa bình, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân; lợi ích phát triển và phát huy ảnh hưởng.
Áp dụng vào thực tế, chúng ta luôn đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết, thể hiện qua các bản hiệp định: Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Tạm ước tháng 9 năm 1946, Hội nghị Geneva năm 1954,...