Ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng

21/09/2022 18:04

Kinhte&Xahoi Mặc dù số ca mắc mới COVID-19 và ca nặng đều tăng, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều địa phương tiêm vắc COVID-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn vẫn chậm và thấp so với mức bình quân của cả nước.

Cả ca mắc mới và bệnh nhân COVID-19 nặng đều tăng

 Bộ Y tế cho biết ngày 20/9 có 3.177 ca COVID-19 mới, tăng gần 1.400 ca so với trước đó. Trong ngày có hơn 1.400 bệnh nhân khỏi.

Sau nhiều ngày liên tiếp số khỏi bệnh rất cao, gấp nhiều lần số mắc mới, thì liên tục trong mấy ngày nay, số ca khỏi bệnh khá thấp, có ngày chỉ vài trăm ca đến hơn 1000 ca. Trong khi số bệnh nhân tử vong thời gian gần đây ghi nhận liên tục, dao động 1-2 trường hợp/ ngày.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian qua

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.463.404 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.470 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.581.022 ca; trong số hơn 830 nghìn trường hợp đang theo dõi, điều trj, số bệnh nhân đang thở ô xy là 144 ca - tăng khoảng 50 ca so với ngày trước đó, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 130 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca.

Ngày 19/9, ghi nhận 1 ca tử vong tại Cần Thơ. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 1 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.142 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với Châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ Châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch

 Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Trong ngày 19/9 có 63.960 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 259.463.342 liều, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.213.312 liều: Mũi 1 là 71.063.093 liều; Mũi 2 là 68.648.913 liều; Mũi bổ sung là 14.807.494 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.466.417 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.227.395 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.830.803 liều: Mũi 1 là 9.102.156 liều; Mũi 2 là 8.841.833 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.886.814 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.419.227 liều: Mũi 1 là 9.760.898 liều; Mũi 2 là 6.658.329 liều.

Ảnh minh họa

Bộ Y tế cũng thông tin thêm về công tác tiêm chủng ngày 20/9/2022, theo đó, tổng số mũi tiêm là 259.655.735. Số mũi tiêm thực hiện trong ngày: 181.430 tại 39 tỉnh, trong đó 133.477 mũi tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên và 47.953 mũi tiêm cho trẻ 5-11 tuổi.

Nhóm từ 18 tuổi trở lên: Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 50.487.879 mũi tiêm (77,5%) tăng 0,1%, trong ngày có 28 tỉnh triển khai với 20.355 người được tiêm. Tỷ lệ thấp: Bình Định (58,2%); Khánh Hòa (55,6%); Đồng Nai (53,1%); Đồng Tháp (59,2%); Bình Phước (59,5%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (98,1%); Nghệ An (99,5%); Sóc Trăng (97,7%).

Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 15.284.524 mũi tiêm, trong ngày có 30 tỉnh triển khai với 52.987 người được tiêm.

Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm mũi 3: 4.925.537 trẻ (57,5%) tăng 0,5%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (34,2%); Phú Yên (22%); Bình Thuận (33,7%); Bà Rịa - Vũng Tàu (16%); Đồng Nai (29,9%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (96,8%); Lâm Đồng (91,1%); Sóc Trăng (99,3%).

Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 16.488.600. Mũi 1: 9.788.320 trẻ (88,2%) tăng 0,1%. Tỷ lệ thấp: Quảng Trị (74,2%); Đà Nẵng (65%); Thừa Thiên - Huế (77,2%); TP Hồ Chí Minh (62,4%); Bà Rịa - Vũng Tàu (70,8%). Tỷ lệ cao: Ninh Bình (98,2%); Bắc Giang (99,5%); Bắc Ninh (99,9%).

Mũi 2: 6.700.280 trẻ (60,4%) tăng 0,3%. Tỷ lệ thấp: Đà Nẵng (27,3%); Quảng Nam (25,8%); TP Hồ Chí Minh (34,9%); Bà Rịa - Vũng Tàu (41%), Đồng Nai (43%). Tỷ lệ cao: Bắc Giang (94,8%); Sóc Trăng (98,4%); Cà Mau (92,6%).

Phương Thu - Ảnh: Bộ Y tế- TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chính phủ đề xuất giữ lại Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Theo nhận định của Chính phủ, tại thời điểm này giá xăng dầu diễn biến vẫn rất thất thường, khó dự báo nên cơ chế Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn rất cần thiết để điều hành giá trong nước nhằm hạn chế những biến động lớn về giá.

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/ca-mac-moi-va-benh-nhan-covid-19-nang-deu-tang-206248.html