Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

4 tháng, xuất siêu gần 1,3 tỷ USD

05/05/2021 07:25

Kinhte&Xahoi Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được kiểm soát tại nhiều quốc gia trên thế giới, dự báo hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Thực tế này đòi hỏi DN Việt phải chủ động hơn trong chiến lược kinh doanh cũng như tận dụng ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mới có thể giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu.

Bốc xếp hàng xuất khẩu tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Công Hùng

Giữ đà tăng trưởng xuất khẩu

 Thông tin từ Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2021, cả nước ước xuất siêu gần 1,3 tỷ USD. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao như: Gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 50,5% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại các loại và linh kiện đạt 18,3 tỷ USD, tăng 19,4%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt gần 15,8 tỷ USD, tăng 19,4%... Ngoài ra, dệt may, thủy sản cũng là hai nhóm hàng chủ lực có sự phục hồi đáng ghi nhận. Trong đó dệt may đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9%; thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải phân tích, yếu tố quyết định đến thành tích xuất nhập khẩu trong thời điểm hiện nay là việc Việt Nam duy trì tốt thành quả chống dịch Covid-19. Từ đó, duy trì được nhịp sinh hoạt, sản xuất bình thường, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tiếp tục phát triển và đáp ứng được nhu cầu của các đối tác nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự cố gắng và nỗ lực của các DN, đặc biệt là trong việc chuyển hướng cũng như tìm kiếm phương án thay thế trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh cũng là yếu tố quyết định thành công của hoạt động xuất khẩu. Đơn cử, hiện nhiều DN ngành dệt may đã có được những đơn hàng đến hết quý II/2021, thậm chí hết năm 2021.

Đánh giá về đà tăng trưởng xuất khẩu năm 2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: “Các yếu tố góp phần tạo nên sự tăng trưởng rất mong manh và dễ bị tổn thương. Chẳng hạn, nếu dịch Covid-19 bùng phát trở lại thì hoạt động xuất khẩu sẽ bị sụt giảm ngay. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không được phép chủ quan, đảm bảo an toàn dịch bệnh là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặt khác, cần nhận thức rõ được những diễn biến trên thị trường thế giới để tranh thủ khai thác cơ hội, tiếp tục duy trì được thế mạnh xuất khẩu”.

Tận dụng cơ hội từ các FTA

Nhiều chuyên gia khuyến nghị, trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp và khó lường, muốn hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đề ra, DN phải tìm kiếm, mở rộng thị trường, trong đó các FTA được coi là cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Nguyễn Anh Dương cho rằng, việc các hiệp hội, DN cần làm hiện nay là phải nắm bắt thông tin và tận dụng cơ hội từ các FTA như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA). Bởi, khi dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới, sẽ không loại trừ những nước là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Mặc dù các FTA không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch nhưng sẽ có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiếu hụt đơn hàng.

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu khắp các thị trường trên thế giới. Khu vực châu Mỹ vẫn là thị trường có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, tiếp đến là thị trường châu Âu. Khu vực châu Phi và châu Đại Dương tăng trưởng tốt nhưng giá trị tuyệt đối hiện nay vẫn chưa lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Riêng khu vực châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Đây là những căn cứ để DN có thể tận dụng, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Nhận định rõ từng thị trường, hiện nay, Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến, thương mại điện tử nhằm hỗ trợ cho DN duy trì quan hệ giao thương với các nước. Bên cạnh đó, Bộ tập trung cải cách, tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu. Cùng với đó, tăng cường cung cấp, hỗ trợ thông tin cho DN để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

 Rút bài học tác động của dịch Covid-19 trong năm 2020, năm 2021, May 10 đã xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh bài bản, sẵn sàng thích ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra. Cụ thể, công ty tập trung nghiên cứu thị trường, lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp nguồn lực thiết bị, tay nghề công nhân, tăng năng suất lao động. Đồng thời, tiếp tục mở rộng tìm kiếm, tiếp cận thị trường mới để bù đắp sụt giảm doanh thu nếu các thị trường xuất khẩu truyền thống bùng phát dịch bệnh.

Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt

 Ánh Ngọc - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vietravel bị xử phạt 60 triệu đồng

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát đi thông báo xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel.

link bài gốc http://kinhtedothi.vn/4-thang-xuat-sieu-gan-13-ty-usd-417805.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com