Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

6 Bộ, ngành, địa phương đưa 100% dịch vụ công mức 4 lên online

10/06/2021 06:52

Kinhte&Xahoi Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất trong phát triển Chính phủ điện tử.

Ảnh minh họa

Tính đến cuối tháng 5, cả nước đã có 3 cơ quan bộ, ngành là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng 2 tỉnh Bến Tre, Tây Ninh đã hoàn thành việc đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4. 

NỖ LỰC ĐƯA DỊCH VỤ CÔNG LÊN ONLINE  

Sau 1 tháng triển khai, bắt đầu từ ngày 8/6/2021, toàn bộ 1.030 dịch vụ công đủ điều kiện đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cung cấp trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://dichvucong.langson.gov.vn.

Như vậy, Lạng Sơn trở thành trở thành tỉnh có thời gian thực hiện nhanh nhất trong cả nước, là đơn vị thứ 6 và là tỉnh thứ 3 trong cả nước hoàn thành sớm chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn cho biết, trong 1.030 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được tỉnh cung cấp từ ngày 8/6 để phục vụ người dân và doanh nghiệp, có 838 dịch vụ cấp tỉnh, 149 dịch vụ cấp huyện và 43 dịch vụ cấp xã.

Đáng chú ý, việc thực hiện chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 đã được tỉnh Lạng Sơn triển khai trong thời gian ngắn, chỉ trong 30 ngày. Cụ thể, ngay sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản đề nghị lãnh đạo các địa phương triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 trong năm 2021, đầu tháng 5, Lạng Sơn đã có kế hoạch thực hiện mục tiêu này. Như vậy, Lạng Sơn đã về đích trước thời hạn 7 tháng, trở thành tỉnh có thời gian thực hiện nhanh nhất cả nước.

Việc hoàn thành sớm chỉ tiêu đưa 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên online mức 4 chỉ trong 1 tháng là một kỳ tích, bước đột phá trong xây dựng chính quyền điện tử của một tỉnh biên giới còn khó khăn như Lạng Sơn.

Theo đánh giá của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, việc cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức 4 cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn là một bước hiện thực hóa mục tiêu “Chính quyền kiến tạo, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm”.

Qua đó, cho phép người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng Internet ở mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt khoảng cách địa lý, tiết kiệm thời gian, chi phí, phòng chống dịch bệnh, loại bỏ khó khăn đi lại từ vùng sâu vùng xa đến cơ quan hành chính.

Đồng thời giúp minh bạch hóa quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan hành chính, tránh phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy kinh tế thương mại, cửa khẩu ở Lạng Sơn; hỗ trợ cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn; tăng hiệu suất kinh tế…

Tỉnh Lạng Sơn cũng đưa ra các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2021 như: tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trực tuyến mức độ 4 đạt từ 30% trở lên; ưu tiên rà soát, lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 đưa vào danh sách không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Khuyến khích các tổ chức tài chính, ngân hàng mở rộng việc cung cấp tài khoản thanh toán trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp...

DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN LÀ NHIỆM VỤ HÀNG ĐẦU 

Trong thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trung bình của cả nước là 30,86%, đạt mục tiêu năm 2020 nêu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019- 2020, định hướng đến 2025.

Để phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong giai đoạn mới, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Do vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông từ tháng 4/2021 đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp để đạt được mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.

Đối với các dịch vụ công không đủ điều kiện đưa lên trực tuyến mức độ 4, cần ứng dụng triệt để các giải pháp kỹ thuật nhằm đưa tối đa các hoạt động cung cấp dịch vụ công lên môi trường mạng, từ quá trình nộp, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho đến trả kết quả tới người dân, doanh nghiệp.

Bên cạnh đó giao cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, ngành xây dựng kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trong đó cần thể hiện rõ mục tiêu cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021.

Đồng thời phải có danh sách các dịch vụ công đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 trong năm 2021 và danh sách các dịch vụ công không đủ điều kiện lên trực tuyến mức độ 4 (kèm theo giải thích nguyên nhân không đủ điều kiện)...

Phan Anh   -  Theo Vneconomy

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiêu thân trên sàn ảo

Những chiêu trò lừa đảo qua mạng internet không mới, song số lượng nạn nhân sập bẫy vẫn không ngừng gia tăng khiến bao gia đình tán gia bại sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống Nhân dân, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.Thực tế, 15 năm qua, rất nhiều công ty đầu tư forex gắn mác “ủy thác đầu tư” bị đánh sập sau khi huy động hàng ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư rồi bỏ trốn như Golden Rock, VGX, HGI, BBG, IMMS, Khải Thái…

Dồn tiền vào sàn ảo - nhà đầu tư biến thành con nợ

Thông qua các sàn tiền ảo với những lời quảng cáo hấp dẫn sinh lời khủng, thu hồi vốn nhanh, kẻ lừa đảo đã khiến không ít người lao vào đầu tư như thiêu thân. Chỉ thời gian ngắn sau, cùng với sự biến mất của sàn ảo, một khoản nợ khổng lồ đã rơi xuống với những nhà đầu tư này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/6-bo-nganh-dia-phuong-dua-100-dich-vu-cong-muc-4-len-online-d157846.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com