Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Báo chí trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

21/06/2019 09:35

Kinhte&Xahoi Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến nhiều ngành nghề. Báo chí Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong xu thế hội nhập mạnh mẽ. Sự phát triển công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là sức ép cạnh tranh thông tin từ truyền thông xã hội vừa tạo ra thách thức, vừa tạo cơ hội cho những người làm báo Việt Nam.

Áp lực phải thay đổi

Với sự bùng nổ internet, đặc biệt là tốc độ truy cập ngày càng nhanh, vài năm trở lại đây, truyền thông xã hội đang phát triển mạnh mẽ với bất kỳ ai cũng có thể đăng thông tin lên mạng xã hội. Do đó, truyền thông xã hội được cho là một trong những cách thức truyền thông mới được đề cập nhiều trong vài năm gần đây. “Truyền thông xã hội dựa trên sự giao lưu, chia sẻ thông tin trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến với sự kết nối hai hay nhiều cá nhân và được lan truyền nhanh chóng. Đây là sự khác biệt giữa truyền thông xã hội với các phương tiện thông tin truyền thống – nơi các cơ quan truyền thông chuyên nghiệp giữ vai trò hạt nhân, kết nối truyền thông và đưa tin”, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
Gian trưng bày các ấn phẩm của TTXVN tại Hội báo toàn quốc 2019. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN

Trong một xã hội “mở”, truyền thông xã hội gắn với hoạt động truyền thông không chính thức, gắn với việc đưa ra quan điểm riêng của cá nhân và một vấn đề nhóm người quan tâm. Truyền thông xã hội lan truyền nhanh chóng và có tính tương tác cao giữa những người tham gia. Do đó, sự phát triển truyền thông xã hội phụ thuộc lớn và môi trường internet. Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động cơ quan báo chí, thậm chí đảo lộn và thay đổi môi trường truyền thông hiện nay.

“Nghiên cứu về những tác động đến báo chí truyền thống năm 2019 cho thấy cho thấy: 22% tác động bởi truyền thông xã hội; 20% đến từ nguồn nhân lực; 19% bị tác bởi tin giả; 8% từ áp dụng công nghệ… Điều đó cho thấy truyền thông xã hội đang có chi phối rất lớn đến báo chí truyền thống hiện nay. Khảo sát tại một số trường đại học cho thấy nhiều bạn trẻ tiếp cận thông tin chủ yếu qua mạng xã hội, thậm chí không nghe đài, không đọc báo in, không xem truyền hình”, ông Cao Hoàng Nam, Điều phối viên trưởng Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết.

Các nghiên cứu của chương trình cho thấy với tác động của truyền thông xã hội, thông tin lan truyền mang tính cá nhân hóa. Với công nghệ đường truyền 5G đang thử nghiệm với khả năng tải dữ liệu gấp 4 lần hiện nay. “Đồng thời, phương tiện đầu cuối (smartphone) với nhiều tính năng, xu hướng đọc báo trên điện thoại sẽ ngày càng phổ biến. Thay vì đọc tin, người dùng sẽ chuyển hướng xem video, thoại hơn là đọc sẽ là xu hướng. Đây còn gọi là thời kỳ của báo chí di động”, ông Cao Hoàng Nam nhận định.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) nhận định: Thời đại thông tin số đã cho phép con người từ khắp nới trên trái đất có thể kết nối chia sẻ ý tưởng và làm việc cùng nhau. Mọi người không còn chỉ ràng buộc bởi tin tức do báo chí chính thống cung cấp mà họ tự tạo ra tin. Công chúng trở thành nhà truyền thông cho chính họ và những cộng đồng mà họ chia sẻ ý tưởng. Bên cạnh những lợi thế của thời đại thông tin số mang lại cho sự phát triển của báo chí thì nhà báo cũng như các cơ quan báo chí phải đương đầu với thách thức số hoá và sự mất quyền độc tôn là người “gác cổng” thông tin trong xã hội.

Bên cạnh đó, “nhà báo người máy” hay “trí tuệ nhân tạo-AI”, hoặc “báo chí tự động” không còn là khái niệm mới mà thực tế đã trở thành một tác nhân làm thay đổi nghề làm báo truyền thông đã được hình thành trong khoảng 4 thế kỷ nay. “Với đà này, sự suy giảm báo in hiện hữu khi công chúng truyền thông đã quá quen với việc lấy thông tin trên điện thoại di động hay máy tính bảng, vừa thuận tiện, gọn nhẹ vừa nhanh chóng và đầy ắp thông tin. Với những thách thức của báo chí truyền thống trong hai thập kỷ qua, từ báo miễn phí đến sự xuất hiện của báo điện tử, rồi mạng xã hộ, và nay là sự xuất hiện của “nhà báo” robot khiến không các nhà báo lo lắng về tương lai của nghề nghiệp”, PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng chia sẻ.

Đánh giá về sự thích ứng của báo chí Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ông Hồ Quang Lợi cho rằng một nhà báo không chỉ cần thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh mà còn phải biết quay video clip về cùng một sự kiện, bảo đảm rằng sản phẩm của mình có thể được sử dụng cho cả báo in, báo điện tử, báo hình và phát thanh. Phương tiện tác nghiệp giờ không còn là cuốn sổ với cây bút hay máy tính xách tay. Thay vào đó, nhiều khi, nhà báo cần phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh như một “tòa soạn thu nhỏ”.

“Việc sử dụng mạng 5G sắp tới tại Việt Nam sẽ có lợi không chỉ riêng đối với báo chí, truyền thông mà còn tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế. Đối với ngành báo chí, chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ bởi công chúng đã thay đổi thói quen tiêu thụ báo chí. Các cơ quan báo chí cần áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong qui trình tác nghiệp tin tức của nhà báo như thu thập và phân tích dữ liệu, viết và xuất bản tin tức trong thời đại công nghệ số. Các cơ quan báo chí lớn, đã phương tiện, đa nền tảng sẽ có nhiều lợi thế hơn các cơ quan báo chí nhỏ bởi họ có tiềm lực để xây dựng các kênh truyền thông mới vươn tới khán giả, độc giả”, PGS, Tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng đánh giá.

Nội dung giữ vai trò quyết định

Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê, ông Lê Quốc Vinh chỉ ra thực trạng mạng xã hội hiện nay và chro rằng: Đặc tính của báo chí truyền thống hiện nay là thông tin bị động. Báo chí không thể cạnh tranh với mạng xã hội về tốc độ, nhưng có thể cạnh tranh về tính pháp lý, độ tin tưởng, chính xác của thông tin. Để có thể là kênh thông tin được lựa chọn, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ đối với mạng xã hội, báo chí phải cùng lúc đạt được ba yếu tố: Có chất lượng cao (có tính xác thực, trung thực, độc lập cao), tạo ra được cơ chế trong bảo vệ tác quyền, các giải pháp thu từ người đọc với bài viết chất lượng.

Đứng ở góc độ đào tạo, Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hằng, Phó trưởng Khoa Phát thanh - Truyền hình (Học viện Báo chí tuyên truyền) cho rằng: Báo chí không còn vai trò cung cấp thông tin độc tôn mà còn có cả sự tham gia của mạng xã hội. Tuy nhiên, báo chí hơn truyền thông xã hội ở giá trị thông tin và thông tin được kiểm định. Do đó báo chí khai thác lại thông tin từ truyền thông xã hội cần có chọn lọc.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, trong “cuộc đua” về thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội với vô van tin giả, tin chưa được kiểm chứng thì báo chí truyền thống đang năm giữ nhiều lợi thế, đặc biệt người đọc đang hướng tìm thông tin được kiểm chứng, toàn cảnh và có sự bình bình luận sắc sảo. Do đó cơ quan báo chí phải đi đầu và có trách nhiệm cung cấp thông tin nhanh nhạy, trung thực, chính xác.

“Để sàng lọc được thông tin thì người làm báo cần rèn kỹ năng khai thác sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ, mà còn cần tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao vốn sống, hiểu biết, vốn nghề, xác định tâm thế dấn thân. Bên cạnh cập nhật kiến thức làm báo của thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, các nhà báo phải thường xuyên tự bồi đắp kiến thức, viết về lĩnh vực gì thì phải nắm chắc lĩnh vực đó”, ông Hồ Quang Lợi nhận xét.

Còn ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam cho rằng: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội để báo chí phát triển hơn. Từ khi xuất hiện truyền thông xã hội, báo chí đã thay đổi, nhanh hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, để có chỗ đứng trong lòng độc giả thì nội dung chất lượng vẫn là yếu tố hàng đầu để có người đọc thường xuyên, trung thành. Nội dung muốn được người dân quan tâm tìm đọc là những vấn đề đời sống. Internet là cuộc cách mạng thông tin và muốn làm chủ thì báo chí không chỉ làm chủ công nghệ mà cả vấn đề nội dung.

 


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: TTXVN/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com