Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Bảo vệ trẻ em: Cần sự quyết liệt của người lớn

21/12/2019 09:56

Kinhte&Xahoi Nhiều vụ trẻ bị bạo hành trong thời gian qua cho thấy thái độ thờ ơ, bàng quan của không ít người lớn, hoặc họ chưa quyết liệt trong việc bảo vệ trẻ.

Thời gian qua liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành trẻ em. Điều đáng nói không chỉ là vụ việc bị xử lý chậm trễ, người bạo hành trẻ không bị xử lý đến nơi đến chốn mà còn là thái độ những người chứng kiến vụ việc.

Ảnh minh họa- Một trẻ em bị bố đẻ, mẹ kế bạo hành tại Hà Nội. 
Trẻ bị bạo hành và những sang chấn tâm lý

Vụ việc mới đây xảy ra ở Khu đô thị Ciputra, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội. Theo đơn tố cáo của chị Trịnh Thị Hải Yến (mẹ cháu N.A) khoảng 17g ngày 6/11, cháu N.A đang chơi cầu lông cùng con trai ông Trần Đức Hà tại sân bóng, khu vui chơi chung giữa tòa nhà P và L, khu đô thị Ciputra. Nhìn thấy N.A cầm vợt cầu lông của con mình, ông Hà nghi ngờ cháu lấy vợt cầu lông của con nên túm cổ cháu N.A, đấm thẳng vào thái dương trái, phải, ngực và đá vào chân cháu. Chưa dừng ở đó, ông này còn thóa mạ cháu bé, ép cháu cầm chiếc vợt cầu lông để quay video và dọa: “Nếu mày không cầm vợt để tao quay làm bằng chứng tao sẽ đánh mày chết. Tao quay video xong sẽ đưa lên mạng để cho mày vào tù khi mày 18 tuổi”.

Sau khi vụ việc xảy ra, cháu N.A đã phải vào bệnh viện điều trị, được chẩn đoán là chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn động não, chấn thương phần mềm vùng ngực. Điều đáng nói là sau đó cháu N.A thường bị hoảng loạn và không dám ra ngoài chơi vì sợ bị đánh.

Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Như Phương, những vết thương trên cơ thể của trẻ bị bạo hành theo thời gian sẽ lành, nhưng những tổn thương sau sang chấn tâm lý làm giảm chất lượng cuộc sống của trẻ. Có hai kiểu phản ứng  xảy ra. Kiểu thứ nhất là trẻ đang hiền lành trở nên hung bạo, có hành vi hung tính như độc ác với thú nuôi, thậm chí đánh người khác. Kiểu thứ hai là trẻ thu mình lại, có biểu hiện lo sợ, buồn phiền, không muốn tiếp xúc với mọi người. Ở mức độ nặng hơn là trẻ bị rối loạn tâm thần với các triệu chứng như hoang tưởng, ảo giác.

Trẻ bị bạo hành gây hậu quả đến việc hình thành nhân cách và phát triển của trẻ. Chúng thường trở nên nhút nhát, tự ti, thiếu sự khẳng định mình. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi và vượt qua các thử thách,  biến cố trong cuộc sống sau này. Trẻ dễ mắc phải các rối loạn stress, thậm chí bị trầm cảm kéo dài.

Vụ việc cháu N.A bị đánh còn có sự chứng kiến của con trai ông Trần Đức Hà và những người xung quanh. Như vậy, không chỉ cháu N.A bị ảnh hưởng tâm lý mà con trai ông Hà và những trẻ chứng kiến cũng bị ảnh hưởng tâm lý, dễ có quan điểm sống lệch lạc, không biết tôn trọng người khác, thậm chí trở thành những người vô cảm, không biết lên án những hành vi phi đạo đức của người khác.

Người lớn hãy đừng thờ ơ

Luật Trẻ em hiện hành quy định, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mọi người. Thế nhưng nhìn vào vụ cháu N.A hay những trẻ khác bị bạo hành xảy ra trong thời gian qua còn thấy thái độ thờ ơ, bàng quan của không ít người lớn, hoặc họ chưa quyết liệt trong việc bảo vệ trẻ. Khi bị đánh, cháu N.A đã chạy đến cầu cứu bảo vệ khu vui chơi là ông Đỗ Xuân Chung nhưng ông Chung can ngăn không được, cũng không có hành động nào quyết liệt hơn để bảo vệ cháu bé. Và theo kể lại thì vụ việc còn có sự chứng kiến của những người khác, nhưng không ai dám làm gì trước sự bặm trợn của ông Hà.
 
Theo luật sư Văn Cường không phải người dân nào cũng biết pháp luật cho phép việc phòng vệ chính đáng. Trong Bộ luật Hình sự quy định, khi mình hay người khác bị tấn công thì có quyền phòng vệ chính đáng để bảo vệ mình hay người bị tấn công. Vì thế, nếu ông Hà hành hung trẻ mà những người chứng kiến can ngăn không được thì họ được thực hiện quyền phòng vệ để ngăn cản hành vi đánh cháu N.A của ông Hà. Nếu những người chứng kiến thực hiện quyền phòng vệ sẽ không có chuyện cháu N.A bị tổn thương nặng như vậy.

Còn theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà, an ninh ở làng quê thời chiến tranh rất tốt vì chúng ta có tính cộng đồng cao. Một người có thể không dám đối mặt với nguy hiểm nhưng cả cộng đồng thì chẳng có việc gì phải sợ. Vì thế, có sự việc gì xảy ra chỉ cần một tiếng kẻng, tiếng hô là cả làng chạy ra hỗ trợ. Theo TS. Mạnh Hà, ngày nay tính gắn kết cộng đồng rời rạc, không có sự hỗ trợ lẫn nhau đôi khi gây nguy hiểm cho cư dân sinh sống trong cộng đồng ấy.

Bạo hành trẻ cần phải xử lý nghiêm

Theo luật sư Văn Cường, hành vi của ông Trần Đức Hà với cháu N.A là hành vi côn đồ, manh động. Hành vi này dưới góc độ xã hội là phản giáo dục, bởi nó gây tâm lý không tốt không chỉ cho cháu N.A mà cả những người chứng kiến. Xét về mặt pháp lý, hành vi đánh cháu N.A của ông Hà là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử lý hình sự. Hiến pháp Việt Nam quy định bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín… của công dân. Trong Luật Trẻ em quy định, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mọi người. Hành vi của ông Hà vi phạm Hiến pháp, và Luật Bảo vệ trẻ em; đồng thời có thể bị xử lý hình sự Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Nhận thông tin về vụ việc cháu N.A, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em đã có công văn gửi công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đề nghị tiến hành điều tra, khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi “Cố ý gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi có tính chất côn đồ”.

Bà Ninh Thị Hồng, Phó chủ tịch Hội bảo vệ Quyền trẻ em cho biết, bà rất bất bình trước vụ việc và mong rằng với những vụ việc bạo hành trẻ em, cơ quan công an phải xử lý nghiêm để có tính răn đe những kẻ khác.

Vụ việc cháu N.A bị đánh, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã giao Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo Công an quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị nghiệp vụ liên quan tổ chức xác minh, điều tra vụ việc, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật./.

“Trong xã hội có nhiều căng thẳng như hiện nay thì sự gắn kết cộng đồng là hết sức cần thiết để bảo vệ trẻ em và bảo vệ chính mỗi người dân. Phẩm giá, đạo đức của con người không chỉ thể hiện trong việc chúng ta đối xử với người khác như thế nào, mà còn từ việc chúng ta có sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ những người yếu thế, nhất là trẻ em hay không”. PGS.TS Phạm Mạnh Hà 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo VOV/ Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-ve-tre-em-can-su-quyet-liet-cua-nguoi-lon-d113584.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com