Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Từ một cây bút nghiệp dư, để phục vụ sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp.

Vừa có vai trò sáng lập nhiều tờ báo, Người lại là cộng tác viên và bạn đọc thân thiết để kịp thời cổ vũ, điều chỉnh các tờ báo cho phù hợp với nội dung và hình thức tuyên truyền. 

Nhà báo Hồ Chí Minh (ảnh tư liệu)

Tiếng vang trong làng báo 

Hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thấy báo chí là vũ khí tuyên truyền có sức mạnh quan trọng. Vì thế, khi hoạt động ở Pháp ngay sau khi gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Versailles (1919), Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến Tòa báo Dân chúng (Le Populaire).

Tại đây, Jean Longuet – cháu ngoại Karl Marx – Chủ nhiệm Báo Dân chúng đã khuyến khích người thanh niên yêu nước viết bài. Theo ông, những bài viết này khi được đăng sẽ làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ sự bất công xảy ra ở Việt Nam.

Trong cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, tác giả Trần Dân Tiên chia sẻ: Lúc này, Nguyễn Ái Quốc không đủ vốn tiếng Pháp để viết báo, mà phải nhờ Luật sư Phan Văn Trường viết thay.

Luật sư họ Phan viết giỏi tiếng Pháp nhưng ông lại không muốn ký tên, vì thế, tên các bài báo là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng ông Phan Văn Trường lại không viết tất cả những điều Nguyễn Ái Quốc muốn nói cho nên điều này thúc giục người thanh niên yêu nước phải bắt tay vào việc học làm báo. 

Chính trong thời gian lui tới tờ báo Dân chúng, Nguyễn Ái Quốc quen với Chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền (La Vie Ouvrière). Người chủ bút này đề nghị Nguyễn Ái Quốc viết tin tức cho tờ báo của ông ta. Nguyễn Ái Quốc thành thật nói mình còn kém tiếng Pháp.

“Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ viết bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài; năm, sáu dòng cũng được”, Chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền khích lệ.

Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết với một sự khó khăn. Các bài viết được anh chép làm hai bản, một bản gửi Tòa báo, một bản giữ lại. Khi thấy bài viết đầu tiên của mình được đăng báo, Nguyễn Ái Quốc đã đọc lại bài đã in, so sánh với bản thảo lưu giữ để thấy chỗ viết sai và rút kinh nghiệm.

Từ đó, Nguyễn Ái Quốc cứ kiên nhẫn viết và so sánh cho đến khi bớt sai lầm, rồi viết dài được một cột báo, thậm chí dài hơn. Viết dài được rồi thì lại viết ngắn lại. Viết dài đã khó, viết ngắn lại cũng chẳng dễ. Bằng nỗ lực tự thân, Nguyễn Ái Quốc đã thành công và đặt chân vào làng báo chí của Pháp từ đó.

Những chuyên luận sắc sảo ký tên Nguyễn Ái Quốc trên Báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp gây tiếng vang không kém bản Yêu sách 8 điểm đã gửi đến Hội nghị Versailles. 

Những năm sau này, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh còn tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Thân ái, Sự thật, Nhân dân… Các tờ báo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Người. 

Cộng tác viên tích cực 

Không chỉ tổ chức để ra báo, Hồ Chí Minh còn là bạn đọc tích cực của các tờ báo để có những góp ý kịp thời, giúp các báo điều chỉnh những nội dung và hình thức chưa phù hợp.

Giáo sư Sử học Văn Tân sinh thời có kể lại, năm 1948, Chính phủ ta tổ chức phong tướng đợt đầu tiên. Để giới thiệu các vị tướng ấy, trên Báo C.Q vừa đăng ảnh vừa có bản tóm tắt tiểu sử, đi kèm là chân dung minh họa do họa sĩ T.T vẽ. 

Giáo sư Văn Tân kể: “Xem xong bức vẽ trên báo, Bác hỏi một số anh em trong cơ quan chúng tôi: - Đây là ai vậy, các chú?

Một đồng chí trả lời: - Dạ thưa Bác, anh H đấy ạ!

- Nhưng vẽ thế này để làm gì? Bác tỏ thái độ không hài lòng. Người nói tiếp: Đối với dân, khi xem bức vẽ này họ có ấn tượng về ông tướng ra sao? Tướng lĩnh như vậy thì còn gì là oai phong nữa?”.

Lúc đó mọi người mới hiểu ra ý của Bác là: Trong hoàn cảnh khó khăn về phương tiện ấn loát, mình đã cố gắng hết sức để khắc phục, nhưng nếu kết quả công việc chưa đạt đến yêu cầu cần thiết thì đừng nên câu nệ, gò ép, dẫn đến phản tác dụng. 

Dù rất bận, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quan tâm đến nhiều chi tiết của tờ báo để góp ý kiến cho Ban Biên tập và còn là cộng tác viên tích cực của Báo Cứu quốc, trong đó có nhiều bài thơ bằng chữ Hán và chữ Việt. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Trường Chinh – một cây bút xuất sắc của báo chí cách mạng Việt Nam  (ảnh tư liệu) 

Báo chí đấu tranh giải phóng văn hóa

Đó là nội dung được Báo Tri Tân ghi lại trong cuộc tiếp xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo những ngày Chính phủ lâm thời mới ra mắt quốc dân.

Năm giờ chiều ngày 7/9/1945, Ban quản trị lâm thời đoàn Văn hóa Bắc Bộ đang họp tại nhà Văn hóa (hội Khai trí Tiến đức cũ) thì có tin điện thoại của Bộ Ngoại giao cho biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn hội đàm với đại biểu Đoàn Văn hóa khoảng 19 giờ.

Ba nhà báo Trương Tửu, Thượng Sỹ, Nguyễn Đức Quỳnh do ông Nguyễn Hữu Đang hướng dẫn, lên Bắc Bộ phủ nơi Hồ Chủ tịch làm việc.

Sau mấy lời giới thiệu của ông Nguyễn Hữu Đang, nhà báo Trương Tửu nhân danh Chủ tịch Uỷ ban Văn hóa lâm thời Bắc Bộ Việt Nam, chào mừng Cụ Hồ, tán thành cuộc cách mạng dân chủ vừa đắc thắng và đặt lòng tín nhiệm vào tài năng sáng suốt của cụ trong công việc lãnh đạo dân tộc đường giải phóng.

Lời nói thủng thẳng và rành rọt, Cụ Hồ cảm ơn anh em trong giới văn hóa:

- Theo ý riêng của tôi, lời Cụ Hồ nói, trong sự giải phóng dân tộc và kiến thiết một nước Việt Nam mới, nhiệm vụ của các ngài trong giới văn hóa cũng rất là nặng nề quan trọng. Dân tộc chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới tất nhiên phải có một chính thể mới và một văn hóa mới.

Khi chúng ta còn bị nô lệ thì văn hóa của chúng ta cũng mang nặng những dấu tích nô lệ. Bây giờ độc lập, văn hóa cũng phải có những dấu tích độc lập. Phải độc lập trước đã rồi văn hóa mới phát triển được.

Dân tộc còn bị áp chế, hàng triệu đồng bào chúng ta vẫn còn chết đói đầy đường thì các ngài có thể ngồi trong tháp ngà mà sáng tác được không? Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là: Củng cố nền độc lập của Việt Nam, sửa soạn cho đất nước một văn hóa mới và phải làm thế nào cho văn hóa Việt Nam sẽ chiếm được một địa vị trong nền văn hóa thế giới.

- Thưa cụ, nhà báo Trương Tửu đáp lại, toàn thể anh em trong giới văn hóa chúng tôi, bao lâu nay vẫn sống trong sự áp bức ngột ngạt của chính sách thực dân.

Tuy vậy, dù cường quyền áp bức đến bực nào, anh em chúng tôi cũng vẫn cố gắng vươn đến một ánh sáng, vươn đến độc lập và tự do.

Ngày nay sự giải phóng của dân tộc đã thực hiện một phần rất lớn. Các ánh sáng tự do cần thiết cho sự phát triển của văn hóa mà chúng tôi hằng khao khát đã nhờ sự giải phóng ấy mà bắt đầu tưng bừng, cho nên đối với chúng tôi, tranh đấu cho nền độc lập của nước nhà trong lúc này cũng tức là tranh đấu cho sự giải phóng của nền văn hóa Việt Nam.

Hồ Chủ tịch gật đầu tỏ ý bằng lòng:

- Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, tranh đấu cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới. Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách khoa học, tính cách đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại.


Trong cuộc làm việc hôm đó, Chủ bút tuần báo Văn Mới, nhà báo Trương Tửu liền tường trình đại cương công việc của đoàn Văn hóa Bắc Bộ Việt Nam đang tiến hành: Một là, tổ chức cuộc trưng bày văn hóa. Hai là, dự thảo một chương trình của tuần lễ văn hóa. Ba là, vận động đại hội nghị “toàn quốc” văn hóa.

Nghe nói tiếng “toàn quốc”, Cụ Hồ gật đầu: “Đại hội nghị toàn quốc văn hóa… phải, phải làm thế mới được. Từ trước đến giờ, chính sách thực dân Pháp đã chia rẽ chúng ta nhiều lắm rồi.

Tôi mong rằng các ngài cố gắng làm được như thế, tổ chức mau chóng cuộc đại hội nghị văn hóa toàn quốc, gây được mối liên lạc mật thiết của quốc dân và văn hóa. Chính phủ sẽ giúp đỡ các ngài những phương tiện để thực hành công việc đó”.

Công việc đã kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Ông Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ mở cửa phòng bước vào, rút đồng hồ ở túi ra ghé tai Cụ Hồ thì thầm… Đoán rằng Hồ Chủ tịch sắp phải tiếp đoàn đại biểu của giới khác, 3 nhà báo vội đứng dậy. Ông Trương Tửu thay mặt anh em trong đoàn Văn hóa cảm ơn một lần nữa rồi cáo từ.


 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/co-mot-nha-bao-ho-chi-minh-d124684.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com