Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Công ty du học Asahi Group bị học viên “tố” lừa đảo, “ôm con bỏ chợ”?

03/01/2019 16:02

Kinhte&Xahoi Công ty Cổ phần Asahi Group bị học viên tố bắt nộp cả vài nghìn USD mà không hề có hợp đồng và công ty không thực hiện đúng cam kết; Chương trình ưu đãi tại công ty được giới thiệu vào các trường visa thẳng nhưng học viên trượt; hứa trả lại tiền nhưng “ngâm” nhiều tháng trời; tự ý tăng chi phí so với cam kết ban đầu.

Công ty Cổ phần Asashi Group có địa chỉ tại Tầng 2, tòa nhà ATS, số 252, đường Hoàng Quốc Việt, TP Hà Nội, được thành lập ngày 25/9/2012, mã số doanh nghiệp: 0105998995, do bà Trần Thị Tình làm đại diện pháp lý, bà Nguyễn Hoàng Hải Yến làm Tổng giám đốc. Tuy nhiên, phải đến 8/2/2018, Asahi Group mới được cấp giấy phép hoạt động Trung tâm tư vấn du học Asahi Group, theo quyết định số 460/GCN-SGDĐT do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cấp, do bà Nguyễn Hoàng Hải Yến (sinh 1994) làm Giám đốc trung tâm. Đồng thời bà Nguyễn Hoàng Hải Yến cũng là Tổng giám đốc của Công ty CP Asahi Group.

Trụ sở công ty Asahi Group tại Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Qua tìm hiểu được biết công ty Asahi đang có ba chi nhánh hoạt động tại các tỉnh Nghệ An, Thái Bình và Hải Dương. Trước đó, công ty này cũng đã đóng cửa hai chi nhánh tại Bắc Giang và Hải Dương vào các năm 2015 và 2016, hai chi nhánh này vẫn chưa hoàn thiện thủ tục đóng mã số thuế. 

Nghi vấn tư vấn du học Asahi lừa đảo?

Trao đổi với phóng viên, anh T., huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cho biết: Anh biết đến công ty du học Asashi qua giới thiệu của người quen. Ngay khi đồng ý theo học, anh T. phải nộp 500 USD chi phí để đặt cọc. Sau đó, anh tham gia khóa học tiếng Hàn tại trung tâm. Đến tháng 5/2018, anh T. đã thi qua kỳ thi sát hạch tiếng do công ty tổ chức. Một thời gian sau, công ty cho biết học viên sắp được cấp visa nên yêu cầu nộp thêm 7.000USD. 

Anh Nguyễn Hữu T., bức xúc phản ánh: Anh có đăng ký tham gia chương trình du học Hàn Quốc tại công ty du học Asahi Group từ tháng 4/2018 và theo học tại trung tâm dạy tiếng Hàn của công ty đến tháng 9/2018. Công ty cho anh đi phỏng vấn tại đại sứ quán Hàn Quốc nhưng bị trượt phỏng vấn. 

Do không được đi như trung tâm Asahi đã cam kết nên anh đã xin rút hồ sơ và đề nghị trung tâm Asahi trả tiền. Trước đó, anh T. đã đóng một khoản tiền là 7.500USD. Anh thông báo đã rút hồ sơ từ tháng 9, công ty hứa sau một tháng sẽ hoàn lại tiền nhưng hết thời hạn một tháng công ty lại cho anh một cái hẹn khác. Sau rất nhiều lần hứa hẹn sẽ trả tiền nhưng công ty vẫn chưa trả số tiền anh T. đã nộp cho trung tâm Asahi. Anh T. thấy như bị trung tâm Asahi “lừa đảo” lấy tiền rồi tìm cách quỵt tiền của học viên. 

Phiếu thu tiền Du học Hàn Quốc cho học viên của công ty Asahi Group.

 

Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Liệu có hay không trung tâm Asahi “lừa” học viên không phải phỏng vấn visa để thu tiền? Việc lập phiếu thu như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không? 

Liên quan đến việc buộc phải phỏng vấn xin visa, anh T bức xúc chia sẻ, tưởng chỉ cần học xong, nộp tiền cấp visa là có thể “vác ba lô” đi theo đúng như ban đầu công ty cam kết là học viên được giới thiệu vào các trường visa thẳng (không phải phỏng vấn tại Đại Sứ Quán). Nhưng bất ngờ sau đó, công ty lại thông báo có phát sinh bên trường của Hàn Quốc bắt buộc học viên phải phỏng vấn tại Đại Sứ Quán đạt mới được chấp nhận cấp visa. 

Qua tìm hiểu được biết, anh T. cùng nhiều học viên khác trong lớp có ý kiến về vấn đề này với công ty thì nhận được câu trả lời mập mờ “Cứ đi phỏng vấn rồi tính sau”. Đâm lao phải theo lao, như “cá nằm trên thớt”, gần 20 người trong cuộc phỏng vấn ngày hôm đó tại Đại Sứ Quán Hàn Quốc dù trả lời như thế nào đều bị đánh trượt. 

Sau khi bị trượt visa, anh T. và nhiều học viên khác quay lại công ty rút hồ sơ và công ty hứa hoàn trả tiền nhưng đến thời điểm này, anh T phải “té ngửa” khi thấy công ty có dấu hiệu “quỵt tiền”. 

Vậy đến bao giờ anh T. mới nhận lại được số tiền này? Số tiền của học viên đã được sử dụng để làm gì? Ai chịu trách nhiệm? Liệu công ty Asahi có chiếm dụng tiền của học viên hay không?

Trốn tránh trách nhiệm hay quỵt tiền?

Để xác minh thông tin phản ánh, 17/12/2018 phóng viên liên hệ với bà Trần Thị Tình (hay có tên gọi khác là Duyên), Chủ tịch HĐQT của Asahi Group cho biết: “Chị đang đi công tác Hàn Quốc, chị sẽ cử người làm việc với em” nhưng sau đó không thấy ai liên hệ lại. Phóng viên tiếp tục đặt lịch làm việc tại trụ sở công ty Asahi, được ông Tứ, thành viên HĐQT hẹn lịch làm việc nhưng đến đúng 14h ngày 25/12/2018, sau hơn một tiếng đợi, nhắn tin, gọi điện cho ông Tứ nhưng đều không có phản hồi. Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Tứ chính là anh trai ruột của vị Giám đốc công ty Asahi Group. 

Có hay không việc Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc cùng trốn tránh trách nhiệm? Liệu đây là sự trì hoãn "quỵt tiền" của học viên, rất mong cơ quan chức năng không kịp thời vào cuộc? Mặt khác, công ty du học Asahi vẫn ngang nhiên hoạt động như không có chuyện gì xảy ra, vẫn liên tục tuyển sinh những đợt du học mới. Vậy, biết bao người nhẹ dạ cả tin, rơi vào “bẫy” du học để tiền mất tật mang?

Cũng trong năm nay, công ty Asahi do bà Trần Thị Tình làm Chủ tịch HĐQT và Doanh nhân trẻ sinh năm 1994 Nguyễn Hoàng Hải Yến dính vào vụ “lùm xùm” khi đưa người đi lao động “chui” tại nước ngoài. Công ty Asashi không nằm trong danh sách những doanh nghiệp được đưa người đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhưng công ty vẫn tư vấn, nhận tiền, đưa người đi lao động. Tuy nhiên, những lao động này đã mất chi phí hàng trăm triệu đồng nhưng không được đi XKLĐ như cam kết ban đầu.

Liệu rằng các chi nhánh ở các tỉnh này có phải núp bóng tư vấn du học để tư vấn xuất khẩu lao động hay không? Các chi nhánh này đã được phép tổ chức các hoạt động tư vấn du học theo đúng quy định của pháp luật hay chưa? Liệu công ty CP Asahi Group có dấu hiệu bất chấp quy định của pháp luật, dụ dỗ người lao động đi XKLĐ “ chui” để rồi “tiền mất, nợ mang”?

Phóng viên đã nhiều lần liên hệ hệ nhưng không được phản hồi từ công ty Asahi với những nội dung trên. 

 

Theo hoanhap.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Miệt mài dốc vốn vào Vinaconex, An Quý Hưng có “sập nguồn” vì nhà đầu tư bí ẩn?

Đến thời điểm hiện tại, An Quý Hưng (AQH) đang “ngồi trên đống lửa” khi các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG; Vinaconex) ra thị trường. Vậy, nếu An Quý Hưng tuột mất số cổ phần này, e rằng thế đứng “vững như bàn thạch” của AQH sẽ bị lung lay.

Thế Giới Di Động đã mất 181,5 tỷ đồng giá trị tài sản

Mặc dù đã chính thức dừng lại “cuộc chơi đốt tiền” trong lĩnh vực thương mại điện tử song tài sản của ông trùm bán lẻ Nguyễn Đức Tài - ông chủ Thế Giới Di Động đã mất 181,5 tỷ đồng giá trị tài sản trên sàn chứng khoán chỉ trong 1 phiên giao dịch đầu tuần.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com