Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Đại biểu Quốc hội: Bệnh viện xin thôi tự chủ là sự thất bại trong cơ chế quản lý

24/10/2022 13:49

Kinhte&Xahoi Đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn khi trong thời gian qua có hàng chục nghìn cán bộ y tế nghỉ việc, nhiều bệnh viện lớn xin thôi tự chủ. Đại biểu hy vọng rằng những bất cập về cơ chế quản lý sẽ được giải quyết thấu đáo khi sửa Luật Khám, chữa bệnh lần này.

Cơ chế tốt thì bác sĩ đã không phải "chân trong, chân ngoài"

 Sáng 24/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Theo Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội), nhiều cán bộ y tế xin nghỉ việc, việc các bệnh viện lớn có danh tiếng luôn trong tình trạng quá tải vì được đông đảo khách hàng lựa chọn nhưng lại xin thôi tự chủ là một sự thất bại của chính sách trong cơ chế quản lý đối với bệnh viện công lập.

Đại biểu Hoàng Văn Cường

Phần lớn các y bác sĩ đều mong muốn bệnh viện có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, thuốc và vật tư đúng chủng loại để các thầy thuốc được toàn quyền lựa chọn thực hiện các phác đồ điều trị hữu hiệu nhất không bị giới hạn bởi các ràng buộc khống chế về chi phí, danh mục các loại thuốc và thiết bị.

“Trong điều kiện làm việc như vậy, nếu họ được hưởng thù lao thoả đáng, xứng đáng với công sức, đóng góp của mình, họ sẽ toàn tâm toàn ý dành hết năng lực bản thân trong công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện mà không phải "chân trong, chân ngoài" tất bật chạy ra phòng khám tư” - Đại biểu Cường nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Cường, nhiều bệnh nhân mong muốn và sẵn sàng chi trả viện phí cao để được khám, chữa và điều trị trong điều kiện tốt nhất tại các bệnh viện công lập. Nhưng vì không được đáp ứng nên họ phải mang ngoại tệ đi ra nước ngoài hoặc là phải sang khám, điều trị tại bệnh viện tư hoặc các bệnh viện quốc tế, chỉ vì một điều kiện là họ thiết bị hiện đại hơn.

Tất cả những vấn đề nêu trên đều xuất phát từ nguyên nhân căn bản là cơ chế quản lý đang trói buộc, chưa cho phép các bệnh viện khai thác phát huy hết các tiềm năng, lợi thế vốn có của mình.

Đại biểu Cường hy vọng rằng những bất cập về cơ chế quản lý như trên sẽ được giải quyết thấu đáo khi sửa Luật Khám, chữa bệnh lần này. Tuy nhiên những cơ chế để bệnh viện công thực hiện quyền tự chủ trong tổ chức, quản lý hoạt động để khai thác hết tiềm năng, lợi thế của đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có danh tiếng và uy tín thành nơi cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh có chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế vẫn đang là một khoảng trống trong dự thảo luật.

Do vậy, vị đại biểu này đề nghị cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi một số nội dung:

Thứ nhất, quy định về tự chủ của bệnh viện công, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, các đơn vị y tế công lập nói riêng là một xu thế tất yếu song trong toàn bộ Dự thảo luật chưa có nội dung này.

Do vậy, cần quy định rõ tự chủ là trao quyền cho bệnh viện được quyền quyết định việc khám chữa bệnh, tổ chức bộ máy, các vấn đề về tài chính kể cả nguồn tài chính do ngân sách đầu tư. Đồng thời, quy định rõ những điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ và xác định cấp độ tự chủ khác nhau, quyền năng đi đôi với mức độ tự chủ bệnh viện đã đạt được.

Thứ hai, cần quy định cơ chế xác dịnh giá dịch vụ y tế giữa cơ sở khám chữa bệnh tự chủ với cơ sở chưa tự chủ trên nguyên tắc khám chữa bệnh phải tính đúng tính đủ chi phí trên cơ sở định mức y tế kỹ thuật. Mức giá dịch vụ khám chữa bệnh chỉ khác nhau chỉ dành cho đối tượng có sự lựa chọn khác nhau về điều kiện phục vụ đi kèm, việc lựa chọn thuốc, thiết bị y tế nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

Thứ ba, cần xác định rõ cơ chế quản lý tài chính đối với bệnh viện tự chủ, để đơn vị này tự quyết định nguồn thu, mức chi, đầu tư mua sắm, trích lập quỹ đầu tư phát triển… Cần tránh quan niệm không đúng về tự chủ là khoán trắng cho bệnh viện tự lo. Bên cạnh đó cần nêu rõ trong luật về việc ngân sách Nhà nước không cấp chi thường xuyên cho bệnh viện tự chủ, dành chi trả cho việc khám chữa bệnh cho đối tượng cần phải chi trả.

Thứ tư, nên quy định rõ cơ chế quản lý tài sản để các bệnh viện chủ động lựa chọn phương thức đầu tư, mưa sắm, liên doanh liên kết; Quy định cơ chế trong quản lý, giám sát hoạt động cho bệnh viện tự chủ như cơ cẩu tổ chức, cơ chế bổ nhiệm, đánh giá người lao động, cơ chế giám sát…

Nhiều vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tại bệnh viện

Cũng quan tâm tới cơ chế tự chủ trong các bệnh viện, đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) nêu quan điểm, dù cơ chế tài chính là vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh song đây là vấn đề còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện.

Hiện nay các cơ sở y tế công lập đang gặp khó khăn trong việc thực hiện tự chủ. Dự thảo Luật lại chưa có điều khoản quy định về thực hiện tự chủ tại đơn vị y tế công lập.

Do đó, đại biểu Thu đề nghị bổ sung thêm điều khoản quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị y tế công lập. Trong đó, cần quy định xác định mức độ tự chủ, nguyên tắc phân loại, phân tiêu chí, phân loại mức độ tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Cùng cho ý kiến về nội dung trên, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định), việc Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đề nghị thôi thực hiện cơ chế tự chủ toàn diện thể hiện có nhiều vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các bệnh viện Nhà nước.

Đó là những vấn đề thực tiễn đang đặt ra khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các cơ sở khám, chữa bệnh công lập cần thiết phải được luật hóa một cách minh bạch, vừa để Nhân dân người bệnh rõ về cách thức vận hành của cơ sở khám, chữa bệnh, vừa để vừa để cơ sở khám, chữa bệnh và người hành nghề yên tâm điều hành hoạt động cơ sở yên tâm và dành nhiều thời gian hơn cho công tác chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh.

Trên cơ sở đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo Quốc hội nội dung quy định về vấn đề tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh trong Luật Khám, chữa bệnh sửa đổi lần này để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà thực tiễn đặt ra.

 Tú Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/benh-vien-xin-thoi-tu-chu-la-su-that-bai-trong-co-che-quan-ly-208686.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com