Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Đại biểu Quốc hội chuyên trách cần đóng góp nhiều ý kiến chất lượng về các dự án Luật

07/09/2022 11:12

Kinhte&Xahoi Sáng nay, 7/9, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã khai mạc. Dự kiến diễn ra trong hai ngày, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về những nội dung quan trọng của 6 dự thảo luận và 1 nghị quyết, sẽ được xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 4 tới.

Quang cảnh Hội nghị

Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương, các đại biểu Quốc hội chuyên trách…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, kỳ họp thứ 4 sắp tới của Quốc hội có nhiều nhiệm vụ lập pháp quan trọng. Để có thêm các ý kiến đa dạng, nhiều chiều, giúp cơ quan hữu quan nhận diện thêm các vấn đề mới phát sinh, nắm bắt bao quát toàn diện, giải trình thấu đáo hơn, bảo đảm chất lượng cao nhất của các dự án, dự thảo trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị để các đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến vào từng dự án. Qua đó, góp phần vào việc xem xét, thông qua của Quốc hội đạt tỷ lệ tán thành cao, đồng thời, rút ngắn thời gian kỳ họp.

Diễn ra trong 2 ngày, Hội nghị tập trung cho ý kiến đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), và dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Đây là những nội dung sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).

Trong đó, các dự án: Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022.

Liên quan đến các dự án luật trên, Chủ tịch Quốc hội cho biết đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành cao về sự cần thiết ban hành và nhất trí với nhiều nội dung chính của các dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách tập trung cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau.

Đối với dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 4 theo quy trình tại 1 kỳ họp.

Về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án khó, phức tạp, nội dung sửa đổi nhiều, nhưng dự kiến được xem xét, thông qua theo quy trình 1 kỳ họp nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách tập trung thảo luận về: Các điều kiện cần và đủ để trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 1 kỳ họp; tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật và tương thích với các cam kết, điều ước quốc tế; tính khả thi khi triển khai thực hiện; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; báo cáo giao dịch đáng ngờ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong phòng, chống rửa tiền…

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Quochoi.vn

Về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội nêu rõ việc tiếp tục đổi mới, cải tiến quy trình, cách thức tiến hành kỳ họp - hình thức hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của Quốc hội - là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Dự thảo Nghị quyết được xây dựng nhằm quy tắc hóa những cải tiến, đổi mới trong công tác chuẩn bị, tiến hành kỳ họp, quy trình, thủ tục xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp đã được thực tiễn kiểm nghiệm; Bảo đảm tăng cường tính dân chủ, pháp quyền, tính chuyên nghiệp, chủ động trong hoạt động của Quốc hội; phân định rõ thẩm quyền, đề cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia kỳ họp Quốc hội, tạo thuận lợi cho đại biểu Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại kỳ họp.

Với mục tiêu đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về: Quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội; nguyên tắc, tiêu chí tranh luận trong hoạt động chất vấn; Tiêu chí, điều kiện để Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên họp được linh hoạt điều chỉnh, rút ngắn thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội, mời đại biểu Quốc hội phát biểu, chất vấn, tranh luận không theo thứ tự đã đăng ký; nội dung, quy trình, thủ tục xây dựng Nghị quyết kỳ họp của Quốc hội…

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách tham gia đầy đủ các phiên họp với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và đất nước, thể hiện rõ vai trò cầu nối giữa thực tiễn với lý luận, giữa tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Nhân dân với các quyết sách trình Quốc hội xem xét thông qua; Tranh thủ tối đa thời gian, cơ hội để nghiên cứu, trao đổi, tranh luận, phản biện với cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nhằm đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, sâu sắc về các dự thảo.

Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện các dự thảo Luật với mục tiêu bảo đảm chất lượng cao nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 4.

Ngay sau bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Anh Đức - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-chuyen-trach-can-dong-gop-nhieu-y-kien-chat-luong-ve-cac-du-an-luat-205121.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com