Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Đến năm 2023, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP

31/12/2023 15:28

Kinhte&Xahoi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)

Nhằm triển khai Chiến lược tài chính đến năm 2030 gắn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 10 năm giai đoạn 2021-2030, Bộ Tài chính đã xây dựng Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2030 và được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030 vào ngày 29/12/2030.

Chiến lược đã đưa ra mục tiêu và định hướng chung để phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2030 là kiến tạo một thị trường phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững và hội nhập; nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, chủ yếu cho nền kinh tế; duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát thị trường gắn với ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; tăng cường liên kết và hội nhập quốc tế, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với TTCK các nước phát triển.

Để thực hiện các mục tiêu chung này, Chiến lược đưa ra các mục tiêu rất cụ thể về quy mô vốn, số lượng tài khoản cũng như nâng cao chất lượng thị trường, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Về quy mô thị trường: Đến năm 2025: quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP) và đến năm 2030 quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 58% GDP (trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 25% GDP). TTCK phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030.

Về số lượng tài khoản của nhà đầu tư: số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030, trong đó tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do nhà đầu tư là tổ chức phi ngân hàng nắm giữ lên mức 55% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030.

Về nâng cao chất lượng thị trường: Chính phủ đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết trên mức bình quân khu vực Đông Nam Á; áp dụng thông lệ tốt về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị công ty (tiêu chuẩn ESG) tại các Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hướng tới yếu tố phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế. Đây là một xu hướng và thông lệ phổ biến trong phát triển TTCK các nước trên thế giới hiện nay. Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu hoàn thành việc phân bảng cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán trong năm 2025 và phấn đấu đến năm 2025 nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng TTCK của các tổ chức quốc tế nhằm nâng tầm phát triển TTCK Việt Nam và thu hút thêm nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Về hội nhập quốc tế: TTCK Việt Nam tích cực hội nhập vào thị trường tài chính, chứng khoán thế giới, đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, quản trị rủi ro, đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

Thanh Xuân- Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/trung-uong/den-nam-2023-quy-mo-von-hoa-thi-truong-co-phieu-dat-120-gdp-d202791.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com