Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Dự án 25 Lê Lợi - Sầm Sơn: 'Cháy nhà' lộ ra văn bản trái luật?

27/11/2018 09:39

Kinhte&Xahoi Công dân tố giác Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh công trình 25 Lê Lợi, TP Sầm Sơn không đúng quy định pháp luật.

Đằng sau Công ty EITC, ai là chủ nhân của những dự án “vàng” hàng nghìn tỷ đắp chiếu?

Từ năm 2009 đến nay, Công ty TNHH Điện tử - Tin học - Viễn thông EITC (Công ty EITC) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho nhiều dự án khủng, trên những vị trí đất vàng để xây dựng dự án bất động sản. Vậy EICT là doanh nghiệp nào, thực lực chuyên môn và năng lực tài chính ra sao?

Theo Giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty EICT thành lập năm 2003, vốn điều lệ 450 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư bất động sản An Phát (gọi là Công ty An Phát) góp 48% vốn điều lệ.

Dự án 25 Lê Lợi - Sầm Sơn đang hoàn thiện.

Dự án 25 Lê Lợi, TP Sầm Sơn của Công ty EICT được Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy phép xây dựng số 1912/GPXD  ngày 17/8/2009 (công trình xây dựng mới), thì đầu năm 2010, Công ty này là chủ đầu tư liên doanh với Công ty Cổ phần đầu tư Fortune, được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án bất động sản Đông đại lộ Bắc Nam TP Thanh Hóa, với diện tích 57,95ha , tổng số vốn đầu tư lên tới 3.000 tỷ đồng, trong khi đó  Công ty An Phát nắm 45% vốn điều lệ tại Công ty Cổ phần đầu tư Fortune.

Cùng năm 2010, chủ đầu tư EICT được UBND tỉnh Thanh Hóa cho liên kết với Công ty An Phát là nhà thầu xây dựng khu biệt thư cao cấp  tại xã Quảng Cư, có diện tích 6ha, với tổng vốn đầu tư hơn 550 tỷ đồng.

Dự án khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc khu đô thị mới Đông Hưng, TP Thanh Hóa, có vị trí đắc địa do liên doanh Công ty An Phát và Công ty CP Xây dựng và Thương mại Đại Long (Công ty Đại Long), làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư hơn 460 tỷ đồng, trong đó Công ty An Phát  nắm giữ 45% vốn điều lệ của Công ty Đại Long. Mới đây Công ty An Phát đã thâu tóm cổ phần chi phối tại Công ty Cổ phân Xây dựng số 3 (Vinaconex 3) .

Như vậy đằng sau bóng dáng của Công ty EICT là một cổ đông “khủng” một liên doanh “khủng”- Công ty An Phát. Đó cũng là bóng dáng chủ nhân của những dự án “khủng” ở những vị trí đắc địa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đắp chiếu chậm tiến độ, lình xình vì khiếu kiện đền bù giải phóng mặt bằng và chây ì với các khoản tiền trả sử dụng đất cho Nhà nước, báo chí đã đưa tin nhưng chưa bị xử lí theo quy định của Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng?

Đằng sau bóng dáng của Công ty An Phát như vậy nên những sai phạm của Công ty EICT  tại dự án 25 Lê Lợi, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn hình như cũng được nâng đỡ và che chắn, hợp thức hóa?

Sai phạm trong xây dựng tại 25 Lê Lợi đã rõ ràng

Báo đã có loạt bài phản ánh tranh chấp tài sản và gây lún nứt nhà dân, xây dựng không đúng giấy phép của Công ty EITC tại công trình số 25 phố Lê Lợi , phường Trường Sơn. Vụ kiện tranh chấp tài sản giữa  Công ty CP Tư vấn xây dựng dân dụng đô thị (VACC) nhà thầu thi công kiện Công ty EICT chủ đầu tư dự án được TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.

Bản án gây nhiều tranh cãi vì những dấu hiệu vi phạm tố tụng, phủ nhận những chứng cứ hợp pháp và ra bản án thiếu khách quan. Phía nguyên đơn là Công ty VACC đã có đơn kháng cáo bản án phúc thẩm đề nghị TAND Cấp cao, Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội ra kháng nghị để xét xử theo trình tự Giám đốc thẩm.

Liên quan đến việc thi công nhà 25 Lê Lợi gây lún nứt 13 nhà dân ở khu phố Sơn Hải, khiếu kiện từ năm 2010, nhưng UBND thị xã Sầm Sơn không có biên bản xử lí sai phạm trong xây dựng và Quyết định đình chỉ thi công để giải quyết khiếu nại. Do đó công trình vẫn xây dựng và Công ty EICT vẫn không đền bù cho các hộ dân như đã cam kết.

Ngày 29/7/2013, UBND phường Trường Sơn có Văn bản số 252/BC-UBND, gửi Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn nêu rõ: “Ngày 18 và 24/7/2013 hai lần UBND phường tổ chức hòa giải về việc bồi thường thiệt hại do công trình 25 Lê Lợi gây ra lún nứt ảnh hưởng đến 13 hộ dân, cả 2 lần, ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc, kiêm Trưởng ban dự án của Công ty EICT đều không có mặt… thể  hiện thiếu tôn trọng chính quyền địa phương và coi thường pháp luật”. 

Khiếu kiện kéo dài đến trước thời điểm tháng 1/2018, còn 3 hộ dân chưa được đền bù thiệt hại, Báo đã đưa tin phản ánh, nhưng công trình này vẫn thi công. Ngày 8/1/2018, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 0099/SXD-TTr gửi UBND TP Sầm Sơn nêu rõ: "Qua xác minh, Sở Xây dựng thấy ý kiến phản ánh của phóng viên Báo Người cao tuổi nêu trên là đúng… Đề nghị UBND TP Sầm Sơn, ban hành quyết định đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự đối với chủ đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP, Nghị định số 121/2013.NĐ-CP  của Chính phủ và các quy định hiện hành. Báo cáo kết quả kiến nghị xử lí bằng văn bản về Sở Xây dựng…”. 

Ngày 9/2/2018, UBND TP Sầm Sơn có Văn bản số 449/UBND-QLĐT, trả lời Sở Xây dựng và Công ty TNHH Hoàng Lập, văn bản này không có nội dung ban hành Quyết định đình chỉ thi công vì lí do các hộ dân đã được bồi thường không còn khiếu kiện.

Không chỉ khiếu kiện trong việc gây lún nứt 13 nhà dân, tranh chấp tài sản với nhà thầu thi công Công ty VACC, công tình 25 Lê Lợi của Công ty EITC còn bị tố cáo xây dựng không đúng hạng mục công trình theo Giấy phép xây dựng số 1912/GPXD ngày 17/8/2009 do Sở Xây dựng Thanh Hóa cấp cho công trình mới xây dựng. 

Liệu giấy phép xây dựng năm 2012 cấp cho Công ty EITC có phải là giấy phép hợp thức hóa cho sai phạm?

Theo Giấy phép trên thì công trình 25 Lê Lợi diện tích xây dựng tầng 1:840m2, tổng diện tích sàn xây dựng 10.741 m2, mật độ xây dựng 50,6%, hệ số sử dụng đất 6,47 lần số tầng 12 tầng chiều cao công trình (tính từ mặt nền công trình cốt 000 đến dỉnh mái 45,9m. Công trình được phép xây dựng theo ý kiến tham gia TKCS tại văn bản số 1831/SXD-ĐT ngày 7/8/2009 kèm theo tổng mặt bằng công trình  ngày 11/8/2009 của Sở Xây dựng Thanh Hóa…

Thực tế Công ty EICT xây thêm tầng hầm, diện tích tầng 1: từ  840m2 tăng lên 2.100m2 không đúng giấy phép xây dựng được cấp… đơn thư phản từ năm 2010 được gửi đến các cấp chính quyền, nhưng người tố cáo chưa nhận được  các văn bản xử lí sai phạm và đình chỉ thi công công trình này.

Ngày 7/11/2018 Thanh tra Bộ Xây dựng có Văn bản số 788/TTr-TCD gửi Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, để giải quyết theo thẩm quyền đơn phản ánh của Công ty VACC về việc Công ty EITC thi công công trình tại số 25 Lê Lợi, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép điều chỉnh công trình không đúng quy định.

Đó cũng là nội dung Báo cần xác minh trong buổi làm việc ngày 22/11/2018 với ông Nguyễn Hải Đức, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kĩ thuật, Sở Xây dựng Thanh Hóa. Trong buổi làm việc này  ông Đức mới chỉ cung cấp cho phóng viên  2 giấy phép xây dựng (số1912/GPXD ngày 17/8/2009  và số 1503/GPXD ngày 11/6/2012 ) do Sở Xây dựng cấp cho Công trình xây dựng mới. Nội dung liên quan đến biên bản xử lý sai phạt và Quyết định đình chỉ thi công công trình, ông Đức cho biết Sở đang rà soát, sẽ cung cấp và làm việc với Báo sau khi có kết quả làm việc của Sở với các ban ngành có liên quan vào ngày 26/11 để báo cáo với Thanh tra Bộ Xây dựng.

Rà soát 3 Giấy phép xây dựng  số 1912/GPXD ngày 17/8/2009; số 277/GPXD  ngày 5/2/2010 và  số 1503/GPXD ngày 11/6/2012 do Sở Xây dựng cấp cho công trình xây dựng mới của Công ty EICT tại 25 Lê Lợi, phường Trường Sơn, TP Sầm Sơn thấy rõ sự bất nhất về nội dung, thiếu căn cứ thẩm định về kĩ thuật sự an, toàn của công trình khi thay đổi thiết kế có thêm tầng hầm, tăng thêm diện tích tầng 1, tổng diện tích sàn xây dựng, chiều cao của công trình tăng từ 12 tầng lên 15 tầng Công trình xây dựng sai phạm trong suốt 3 năm từ 2010-2012 không bị xử lí, không bị đình chỉ.

Do vậy Giấy phép xây dựng số 1503/GPXD ngày 11/6/2012 do Sở Xây dựng cấp cho công trình 25 Lê Lợi, thực chất là hợp thức hóa bao che sai phạm cho công trình này. Lời giải cho 3 giấy phép xây dựng trên, hy vọng sẽ được làm rõ khi Sở Xây dựng làm việc với đại diện Báo vào ngày 28/11.

 

Theo Ngày Mới Online/GĐ&PL


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước quỹ đất hàng triệu m2 của Vinaconex.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com