Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Dự án nạo vét kênh Sào Khê: Đội vốn 36 lần, 17 năm chưa về đích, trách nhiệm thuộc về ai?

17/12/2018 10:28

Kinhte&Xahoi Sau 17 năm triển khai, dự án nạo vét kênh Sào Khê do doanh nghiệp Xuân Trường thi công vẫn đang chậm trễ, gây lãng phí lớn, đội vốn đến 36 lần khiến dư luận băn khoăn về mặt quản lý nhà nước, năng lực nhà thầu, liệu có tổ chức, cá nhân nào trục lợi?

Dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt vào tháng 6/2001 với tổng mức đầu tư ban đầu là 72 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Tháng 5/2003, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại Dự án (lần thứ nhất), nâng mức đầu tư lên 189 tỷ đồng. Chủ đầu tư Dự án là Ban Quản lý dự án thủy lợi Ninh Bình (hiện là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn – BQL) và nhà thầu trúng thầu là Xuân Trường (Xuân Trường).

Tháng 4/2005, UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt lại Dự án (lần thứ hai), điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án lên 399,695 tỷ đồng, do nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ, thời gian thực hiện từ năm 2005 - 2007. Xuân Trường được cho phép tiếp tục thực hiện các hạng mục bổ sung công trình của Dự án.

Dự án nạo vét sông Sào Khê sau 17 năm vẫn bị chậm tiến độ. Ảnh: Lao Động.

Đến tháng 12/2009, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành quyết định phê duyệt lại Dự án (lần thứ 3) với tổng mức đầu tư được điều chỉnh lên 2.595 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương. Dự án có 4 hạng mục lớn, gồm: phần thủy lợi, công trình cầu, công trình kiến trúc văn hóa và đường giao thông.

Tại điều chỉnh dự án này, chi phí xây dựng là 1.566 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 526 tỷ đồng, chi phí dự phòng 432 tỷ đồng, chi phí khác 70 tỷ đồng... Một bất cập nổi bật được báo chí phản ánh là đã có tới gần 700 tỷ đồng được ứng cho doanh nghiệp nhưng sử dụng chưa phù hợp. Sau khi kí hợp đồng, từ năm 2004 đến T6/2010, chủ đầu tư đã cho công ty tạm ứng 6 lần với tổng giá trị tạm ứng là 683,7 tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2004 - 2009 đã cấp tạm ứng 175,7 tỉ đồng, tuy nhiên giá trị nghiệm thu, thanh toán thực tế của công ty Xuân Trường chỉ đạt 3 tỉ đồng.

Điều đáng nói là trong suốt thời gian 05 năm lĩnh gần 200 tỷ tạm ứng, doanh nghiệp không đầu tư thực hiện dự án nhưng vẫn tiếp tục được chủ đầu tư ưu ái tạm ứng thêm 508 tỉ đồng vào tháng 6/2010. Đến lúc này, doanh nghiệp Xuân Trường mới dành một phần vốn của Nhà nước để thực hiện dự án nhưng kết quả nghiệm thu thanh toán cũng chỉ được khoảng 382 tỉ đồng. Theo hợp đồng thì với khối lượng công việc thực hiện như trên doanh nghiệp Xuân Trường sẽ hoàn ứng được 282 tỉ đồng. Nghĩa là doanh nghiệp còn giữ khoảng 400 tỉ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước. Vậy số tiền đó doanh nghiệp đã dùng vào việc gì trong suốt những năm qua là một câu hỏi lớn cần được làm rõ.  

Kết luận Thanh tra Chính Phủ chỉ rõ rằng số tiền 175,7 tỉ đồng giai đoạn 2004 – 2009, Xuân Trường lĩnh tạm ứng thành 05 đợt nhưng nghiệm thu, thanh toán thực tế chỉ đạt 03 tỉ đồng. Tương tự, vào T6/ 2010, tới thời điểm này Xuân Trường vẫn chưa dùng đến 175 tỉ đồng đã lĩnh tạm ứng trước đây tại sao tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục cho doanh nghiệp này tạm ứng thêm 508 tỉ đồng.

Số tiền gần 700 tỉ mà tỉnh Ninh Bình tạm ứng cho doanh nghiệp không phải là tiền từ ngân sách của tỉnh mà đây là tiền từ Ngân sách Trung Ương. Tức là, trong bối cảnh Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & đầu tư… đang đau đầu với bài toán phân bổ ngân sách, đang hô hào rà soát cắt giảm dự án chưa cần thiết, thì việc “vẽ” dự án, rút tiền Ngân sách Trung ương về để cấp cho doanh nghiệp làm vốn kinh doanh, chưa sử dụng vào dự án khi mà những năm 2009 - 2012 đất nước vẫn đang trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, lãi suất vay vốn ngân hàng lên tới 21% thì quả là một điều không thể chấp nhận.

Hiện tượng “đầu chuột, đuôi voi”

Bởi những lý do “bất thường” trên, dự án nạo vét kênh Sào Khê từng làm nóng diễn đàn Quốc hội tháng 10-2018 vừa qua. Xung quanh vấn đề này, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trả lời báo chí, đây là điều phi lý và chắc chắn có dấu hiệu thất thoát vốn của nhà nước. Liệu dự án đội vốn có chảy tiền vào túi cá nhân không? Tôi đề nghị các cơ quan trung ương cần vào cuộc làm rõ những vấn đề càng sớm càng tốt ”, ông Tiến nhận định.

Về việc này, ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, vụ việc có dấu hiệu cố ý làm trái quy định của nhà nước...Cần xác minh, chỉ mặt, đặt tên cá nhân, cơ quan phải chịu trách nhiệm và xử lý nghiêm khi để dự án đội vốn lớn, có dấu hiệu thất thoát tiền của nhà nước”, ông Ngô Văn Sửu đề nghị. Trên diễn đàn Quốc hội, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã dẫn dự án nạo vét sông Sào Khê với phê duyệt ban đầu là 72 tỷ, sau nở dần lên đến gần 2.600 tỷ. Quả là quá sức tưởng tượng”.

Mặc dù Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương giơ biển tranh luận và dành toàn bộ 3 phút để nói rõ thêm về dự án này. Ông Phương thông tin thêm, dự án bắt đầu từ 2001, ban đầu mục tiêu là nạo vét sông để phục vụ thuỷ lợi tưới tiêu. Nhưng dòng sông Sào Khê chạy qua khu vực cố đô Hoa Lư nên nhân dịp 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Nhà nước cho đầu tư tôn tạo cố đô Hoa Lư, trong đó sông Sào Khê chạy qua lõi di sản thế giới Tràng An. Dự án điều chỉnh lại từ mục tiêu chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang thêm mục tiêu tôn tạo cố đô, tạo nền tảng một bước để Tràng An được công nhận là di sản; phục vụ giao thông thuỷ và các công trình phục vụ du lịch. Về nguồn vốn, ngân sách chiếm 1.400 tỷ đồng, còn lại là vốn của doanh nghiệp và các nguồn khác.

Tuy nhiên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) ngay lập tức giơ biển tranh luận với đại biểu Bùi Văn Phương. Ông nhấn mạnh, đội vốn 36 lần, đồng thời Ninh Bình là nơi có số nợ đọng 5.900 tỷ, trong khi vốn bố trí 2.000 tỷ, chiếm 34% tổng nợ, tức là phần còn lại chưa có phương án bố trí nguồn.

“Trên thế giới, một dự án đầu tư mà tăng vốn thế thì không thể giải thích gì thêm được. Vì đầu tư phát triển quan trọng nhất là chất lượng và hiệu quả. Khi dự án kéo dài và đội vốn, chưa nói tới tham nhũng hay tiêu cực, đã là không hiệu quả, là gánh nặng của nền kinh tế”, Đại biểu Nghĩa phản biện.

“Đề nghị thanh tra để các đồng chí Ninh Bình không băn khoăn, cử tri cũng thấy rõ ràng, yên tâm”, ông nói.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí tranh luận: “Tôi muốn đề cập hiện tượng đầu chuột đuôi voi rất phổ biến. Đây là hội chứng lãng phí. Khi xin dự án thì chỉ xin nhỏ nhỏ bé bé thôi, nhưng cứ nở dần nở dần. QH hàng năm thông qua ngân sách rồi thì lấy đâu để bù vào?”. Ông cho rằng, tiền của nhà nước nở ra gấp đôi, gấp ba đã là quá đáng, chứ nở đến như thế này thì xin làm 1 dự án khác.

"Còn ý nói nơi ấy ngày xưa là vua ở... thì các đồng chí không thương dân ở Tây Bắc, người ta không có cơm ăn, rất khổ, phải di dân, tại sao không thương họ, tại sao không giúp họ? Và có hàng triệu người đang mang mầm bệnh, tôi chỉ xin 1.000 tỷ thôi, tôi cam đoan sẽ giảm được tỉ lệ người mắc bệnh trong cộng đồng người Việt Nam nhưng chúng tôi không dám xin và xin cũng không được”, Đại biểu Trí nhấn mạnh.

Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình Nguyễn Thị Thanh sau đó cho biết, nguyên nhân do khảo sát không kỹ, cứ nghĩ dự án nhỏ và lỗi chính do cơ chế làm dự án nở dần ra.

Dự án 17 năm chưa có “ngày về đích”

Dự án được thực hiện đến nay đã 17 năm, trải qua nhiều cơ chế, chính sách khác nhau. Từ năm 2005, Luật Đấu thầu đã được ban hành. Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án năm 2009 chắc chắn cũng liên quan đến các chính sách pháp luật về đấu thầu giai đoạn này. Theo đó, khi Dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, khối lượng thực hiện công việc của gói thầu chắc chắn thay đổi thì phải hình thành nên một gói thầu khác, dự án khác để đấu thầu rộng rãi và thực hiện lựa chọn nhà thầu thi công, chứ không phải là chỉ định cho nhà thầu đang thực hiện dở dang tiếp tục làm các hạng mục bổ sung (có giá trị bằng mấy chục lần) gói thầu đã thực hiện. Thế nhưng, suốt 17 năm tỉnh Ninh Bình vẫn “chọn mặt gửi vàng” cho duy nhất một nhà thầu thi công kém hiệu quả như Xuân Trường, “ỳ ạch” dẫn đến việc chậm tiến độ, không hiệu quả, ảnh hưởng tiêu cực, làm gánh nặng cho nền kinh tế. Vì sao mà công ty Xuân Trường được ưu ái như “con cưng” như vậy? Liệu chính quyền có cố tình làm ngơ suốt nhiều năm mà không chịu xử lý dứt điểm? Việc dự án kéo dài tới 17 năm mà “chưa có ngày về đích” vẫn “chình ình” tại cố đô Ninh Bình cho thấy khâu quản lý nhà nước của các ban ngành địa phương đang có vấn đề.

Việc thanh kiểm tra có được thực hiện nghiêm túc, minh bạch khi phần lớn công việc, khối lượng “nằm dưới lòng sông”, mà công tác thanh tra, kiểm tra hầu như chỉ được thực hiện sau khi các khối lượng nạo vét đã hoàn tất. Vốn dĩ, những dự án nạo vét luôn là “chiếc bánh ngọt” doanh nghiệp nào cũng muốn vì doanh nghiệp thường thu được nguồn lợi, các lợi ích kinh tế từ sản phẩm nạo vét như cát xây dựng, trong khi lại được Nhà nước thanh toán chi phí cho khối lượng nạo vét này. Nhưng những gì công ty Xuân Trường đã làm khiến số vốn đầu tư tăng quá cao đến mức như vậy rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc, nhanh chóng, gấp rút làm sáng tỏ.

 

Theo hoanhap.vn

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước quỹ đất hàng triệu m2 của Vinaconex.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com