Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Gần 4.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tịch thu

25/05/2022 12:13

Kinhte&Xahoi Gần 4.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ bị tịch thu

Lực lượng chức năng kiểm tra sản phẩm hàng hóa. (Ảnh: Tổng cục Quản lý Thị trường)

Xác định công tác phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu,.. là nhiệm vụ then chốt của lực lượng quản lý thị trường. Ngay từ đầu năm, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận đã có những chỉ đạo sát sao về nhiệm vụ này.

Đồng thời yêu cầu kết hợp hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật, ký cam kết đến các cơ sở kinh doanh để nâng cao kiến thức pháp luật cho các thương nhân, để người dân tự nhận thức và tố giác các hành vi kinh doanh sai trái quy định pháp luật với cơ quan có thẩm quyền.

Bám sát chỉ đạo, bằng các biện pháp nghiệp vụ trong hai ngày liên tiếp ngày 17 và 18/5/2022, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra hai điểm kinh doanh trên địa bàn phường Phú Trinh, thành phố Phan Thiết.

Qua đó đã phát hiện tạm giữ gần 3.000 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và  933 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu với tổng giá trị gần 100 triệu đồng.

Cụ thể: Điểm kinh doanh trên đường Phạm Ngọc Thạch, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra phát hiện tại đây đang kinh doanh 650 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 850 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, có giá trị 35.000.000 đồng. Hiện nay, Đội QLTT số 1 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với điểm kinh doanh trên với số tiền 12 triệu đồng và đồng thời tịch thu 1.500 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại trên.

Một điểm kinh doanh khác trên đường Lê Hồng Phong, Đội QLTT số 1 đã kiểm tra phát hiện tại nơi đây đang kinh doanh 2.120 sản phẩm phụ kiện điện thoại không rõ nguồn gốc, xuất xứ và 83 sản phẩm phụ kiện điện thoại nhập lậu, có giá trị 64.080.000 đồng. Hiện nay, Đội QLTT số 1 đã chuyển hồ sơ lên cấp trên để xử lý vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh trên với số tiền phạt 30.000.000 đồng và đồng thời tịch thu 2.203 sản phẩm phụ kiện điện thoại các loại.

Trong thời gian tới, Đội Quản lý thị trường số 1 sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến mặt hàng luôn tiềm ẩn vi phạm đến các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ .

 Phạm Duy - Pháp luật Plus 

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/gan-4000-san-pham-phu-kien-dien-thoai-nhap-lau-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-bi-tich-thu-d182541.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com