Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Hé lộ các ứng viên nặng ký cho ghế nóng Tổng giám đốc PVN

17/04/2019 10:45

Kinhte&Xahoi 10 giờ sáng 16/4, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị Tập thể lãnh đạo Tập đoàn, trong đó có nội dung bầu Tổng Giám đốc PVN

Tổng giám đốc liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (VSP) ông Nguyễn Quỳnh Lâm

Nguyên tắc bổ nhiệm

Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để Hội Đồng Thành Viên (HĐTV) PVN chấp thuận cho ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng giám đốc PVN thôi giữ chức Tổng giám đốc.

Tuy nhiên, HĐTV PVN sẽ chưa chính thức công bố Quyết định chấp thuận cho ông Sơn nghỉ theo nguyện vọng cá nhân (vì còn chờ PVN bổ nhiệm được Tổng giám đốc mới để làm các thủ tục bàn giao).

Theo nguyên tắc, Tổng giám đốc PVN trước đây do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm. Tuy nhiên, sau khi Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu PVN cho Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (từ tháng 11/2018), thì Chủ tịch HĐTV của PVN sẽ có quyền ký quyết định bổ nhiệm, nhưng phải có sự phê chuẩn của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước.

Về mặt Đảng, Tổng giám đốc PVN phải tham gia Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương và phải là Phó bí thư Đảng ủy PVN, vị trí có quyền lực thứ 2 ở PVN, chỉ sau Chủ tịch HĐTV. Trong lịch sử, các Tổng giám đốc PVN đều xuất thân, trưởng thành và có kinh nghiệm công tác ở lĩnh vực thăm dò và khai thác.

Ông Lê Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc PVN.

Các ứng viên tiềm năng

Về quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm, ứng viên sẽ là một trong số các Phó tổng giám đốc, hoặc có hàm tương đương đang trong tuổi bổ nhiệm. Như vậy, ứng viên Tổng giám đốc của PVN sắp tới đều là các Phó tổng giám đốc của PVN.

Hiện PVN hiện có 4 Phó Tổng giám đốc gồm: Ông Nguyễn Quốc Thập (SN 1960), ông Đỗ Chí Thanh (SN 1968), ông Nguyễn Xuân Hòa (SN 1972) và ông Lê Mạnh Hùng (SN 1973). Tuy nhiên, xét theo nhiều tiêu chí và các điều kiện khách quan trong quá trình bổ nhiệm, chỉ duy nhất ông Lê Mạnh Hùng với năng lực vượt trội khi độ tuổi còn trẻ, đang được xem là ứng viên duy nhất trong Ban Giám đốc hiện tại.

Xét thêm đến cơ cấu tổ chức và hoạt động, Tổng giám đốc liên doanh Việt Nga Vietsovpetro (VSP) ông Nguyễn Quỳnh Lâm mang hàm tương đương Phó Tổng giám đốc PVN và vẫn là Ủy viên Đảng ủy PVN. Như vậy, đương nhiên ông Nguyễn Quỳnh Lâm cũng sẽ là ứng viên cho vị trí Tổng giám đốc PVN.

Vậy chọn ai cho vị trí ghế nóng tại PVN lúc này, có khi phải xét đến cả những tiêu chí phụ khi 2 ứng viên có lợi thế ngang nhau. Nếu chiếu theo truyền thống, những người lâu năm tại PVN sẽ chọn ông Nguyễn Quỳnh Lâm, bởi ông Lâm gần như là "vô đối" khi có chuyên môn sâu và kinh nghiệm về lĩnh vực thăm dò và khai thác (EP).

Dù là ai, ông Nguyễn Quỳnh Lâm hay là ông Lê Mạnh Hùng, cả hai cũng đều xứng đáng là tân Tổng giám đốc PVN.

Dù vậy, ở VSP ông Lâm cũng đang làm đề án tái cơ cấu với rất nhiều yêu cầu chuyên sâu về EP.

PVN đang trong quá trình tái cơ cấu. Như vậy có nghĩa, PVN đang cần một CEO có kinh nghiệm về quản trị, điều hành chứ không hẳn cứ phải mặc định là có kinh nghiệm chuyên sâu về EP.

Về mặt này, ông Lê Mạnh Hùng (hiện đang là Phó Tổng giám đốc PVN) cũng là ứng viên nặng ký khi có 2 năm ở Văn phòng Chính phủ.

Nhìn lại giai đoạn 10 năm thăng trầm của PVN thời gian qua, đặc biệt là sau những khủng hoảng từ năm 2014 đến nay, khi các vị trí lãnh đạo PVN luôn biến động. Trong khi đó, dù dầu khí có đóng góp cho ngân sách ít đi khi tỉ trọng của các ngành kinh tế tăng lên, nhưng PVN như tên gọi.

PVN vẫn luôn đóng vai trò dẫn đầu về mức tổng nộp ngân sách nhà nước (hiện ở mức hơn 10% GDP). Do đó, vị trí Tổng giám đốc PVN chắc chắn phải sớm được kiện toàn.

Bởi chỉ có sớm kiện toàn, PVN mới có thể sớm ổn định tình hình và bắt tay vào tái cơ cấu toàn diện. PVN đang cần một lãnh đạo chuyên tâm tái cơ cấu để đưa PVN vượt qua những khó khăn và bước vào một giai đoạn thịnh vượng mới trong tương lai gần.
(Tiêu đề do Pháp luật Plus đặt lại)

Theo Infonet/Phapluatplus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com