Lên kế hoạch tiêu thụ vải giữa đợt dịch Covid-19 không bị ảnh hưởng

27/05/2021 09:51

Kinhte&Xahoi Đây là năm thứ 2 trái vải thiều Bắc Giang xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, bao gồm cả vải sớm và chính vụ hoàn toàn đủ điều kiện chinh phục thị trường khó tính này.

Mới đây, ngày 26/5/2021 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa gửi công văn 3491/VPCP-NN tới các Bộ: Công thương, NN&PTNT, GTVT, Y tế, TT&TT cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đề nghị tiêu thụ nông sản Bắc Giang.

Người nông dân trong mùa thu hoạch vải năm 2020. Ảnh Thanh Hải

Công văn nêu rõ: “Tăng cường tổ chức hướng dẫn, truyền thông, kịp thời phối hợp hỗ trợ, tháo gỡ cho các địa phương có khó khăn trong việc lưu thông, tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đồng thời, bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.”

Cùng chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 yêu cầu “UBND tỉnh Bắc Giang và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng kế hoạch… thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.” Bên cạnh đó “Các địa phương có cửa khẩu xuất khẩu lượng lớn hàng nông sản (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh…) phối hợp với các Bộ, ngành chức năng thông tin, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương khác tổ chức vận chuyển, lưu thông hàng hóa đảm bảo an toàn và thuận lợi, nhất là đối với các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đang vào vụ thu hoạch”.

Vào ngày 26/5, tại huyện Tân Yên, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Lễ xuất hành lô vải chín sớm huyện Tân Yên sang thị trường Nhật Bản. Với sự chung tay tích cực của các doanh nghiệp như Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Công ty CP Thực phẩm Xuất nhập khẩu Toàn cầu và Công ty CP Quốc tế Bambo.

Lễ xuất hành vải thiều sớm Tân Yên đi thị trường Nhật Bản vào sáng 26/5/2021. Ảnh Sở Công thương Bắc Giang

20 tấn quả vải thiều sớm Tân Yên đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng đường hàng không. Đây cũng là lần đầu tiên tỉnh Bắc Giang xuất khẩu quả tươi chín sớm sang thị trường Nhật Bản.

Để thực hiện kế hoạch xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết đã phối hợp chặt chẽ với Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ NN&PTNT khảo sát cấp mã số vùng trồng, chuẩn bị tốt các điều kiện để xuất khẩu như: Cơ sở xông hơi, khử trùng, bảo quản, đóng gói sản phẩm, phân tích mẫu sản phẩm... thành lập Tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát người sản xuất áp dụng các quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường Nhật Bản.

Theo báo cáo của tỉnh Bắc Giang năm 2021, diện tích trồng vải thiều toàn tỉnh là 28.100ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020). Trong đó vải chín sớm là 6.050ha, sản lượng ước 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn.

Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.200 ha (chiếm 54% tổng diện tích toàn tỉnh), sản lượng ước đạt 125.000 tấn. Diện tích vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP 82ha; vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia... diện tích 218ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn. Vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản 219ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn.

Để người nông dân yên tâm sản xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu các doanh nghiệp đã thu mua lô vải sớm đầu tiên của nông dân với giá 55.000 đ/kg.

Sơ chế vải thiều sớm Tân Yên trước khi xuất khẩu. Ảnh Báo Bắc Giang

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Kế hoạch để không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ vải trong đợt này như sau:

Phương án 1:  Kiểm soát dịch bệnh, vải thiều phải được tiêu thụ mục tiêu sản lượng 50% trong nước, 50% xuất khẩu.

Phương án 2: Nếu dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, vẫn trong tầm kiểm soát, mục tiêu tiêu thụ 70% sản lượng vải thiều trong nước và 30% xuất khẩu.

Phương án 3: Nếu dịch bệnh ảnh hưởng toàn diện, hoạt động xuất khẩu nhỏ giọt, sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa. Sẽ tập trung mọi nguồn lực, cả hệ thống chính trị chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều. Sản lượng vải thiều chủ yếu được tiêu thụ trong nước, chiếm 90% và xuất khẩu 10%.

 Xuân Thành - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiêu thân trên sàn ảo

Những chiêu trò lừa đảo qua mạng internet không mới, song số lượng nạn nhân sập bẫy vẫn không ngừng gia tăng khiến bao gia đình tán gia bại sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống Nhân dân, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.Thực tế, 15 năm qua, rất nhiều công ty đầu tư forex gắn mác “ủy thác đầu tư” bị đánh sập sau khi huy động hàng ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư rồi bỏ trốn như Golden Rock, VGX, HGI, BBG, IMMS, Khải Thái…

Dồn tiền vào sàn ảo - nhà đầu tư biến thành con nợ

Thông qua các sàn tiền ảo với những lời quảng cáo hấp dẫn sinh lời khủng, thu hồi vốn nhanh, kẻ lừa đảo đã khiến không ít người lao vào đầu tư như thiêu thân. Chỉ thời gian ngắn sau, cùng với sự biến mất của sàn ảo, một khoản nợ khổng lồ đã rơi xuống với những nhà đầu tư này.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/len-ke-hoach-tieu-thu-vai-giua-dot-dich-covid-19-khong-bi-anh-huong-d156651.html