Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Ma trận khối nợ nghìn tỷ của Quốc Cường Gia Lai (Kỳ III)

06/12/2018 09:15

Kinhte&Xahoi Nhiều chủ nợ là những cái tên quen thuộc với QCG, nhưng nếu nhìn vào chi tiết các giao dịch đầu tư, hoạt động kinh doanh của QCG cũng thấy những cái tên này.

Kỳ III: Những đại gia kín tiếng tại QCG!

Không chỉ có những khoản cho vay khổng lồ trực tiếp đứng tên, những giao dịch với các bên liên quan khác đã hé lộ tài sản khủng của nhiều chủ nợ của QCG. 

Nhân tố bí ẩn: 1 cá nhân từng cho QCG vay trên 1.000 tỷ đồng

Tính đến cuối quý III/2018, QCG có 2.271,079 tỷ đồng nợ phải trả từ hình thức mượn tiền các bên có liên quan. Trong số này, Công ty cổ phần Bất động sản Hiệp Phú Land là đơn vị cho QCG mượn tiền nhiều nhất: 391,03 tỷ đồng. Cá nhân bà Lại Thị Hoàng Yến, con gái ông Lại Thế Hà, Phó tổng giám đốc QCG cho Công ty mượn gần 342 tỷ đồng. Bản thân ông Hà cũng có số dư 64,95 tỷ đồng tiền cho Công ty mượn.

Các khoản tiền vay theo báo cáo tài chính quý III năm 2018 của QCG.

Công ty TNHH Xây dựng đầu tư phát triển Nhà Hưng Thịnh, doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, với 3 thành viên góp vốn là bà Lại Thị Hoàng Yến (60% vốn), bà Lại Thị Hương Giang (con ông Lại Thế Hà) (30% vốn) và ông Đinh Văn Hùng (10% vốn) cũng có số dư cho QCG mượn gần 17,7 tỷ đồng.

Công ty TNHH Xây dựng và kinh doanh Nhà Phạm Gia - công ty liên kết của QCG cũng cho QCG vay 160 tỷ đồng. Công ty này có vốn điều lệ 710 tỷ đồng, trong đó, ngoài phần góp vốn của QCG tương đương 43,81% vốn điều lệ (trị giá 311,051 tỷ đồng), người nắm phần vốn lớn nhất tại đây không ai khác chính là cá nhân bà Hoàng Yến, với số tiền góp vốn thành lập Công ty là 327,949 tỷ đồng. Một cổ đông khác nắm 10% cổ phần là Nguyễn Ngọc Huyền My, tương đương phần vốn góp 71 tỷ đồng.

Ngoài Nhà Phạm Gia, bà Yến cũng là người đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần Bắc Phước Kiển, doanh nghiệp có vốn điều lệ gần 399 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp từng góp vốn 400 tỷ đồng với QCG để phát triển Dự án Phước Kiển (đã hoàn trả sau đó). Tại ngày 30/9/2018, công ty này có số dư 125,345 tỷ đồng cho vay QCG.

Như vậy, tại ngày 30/9/2018, số dư cho vay tiền của cá nhân bà Yến và các pháp nhân có liên quan đến bà Yến tại QCG lên tới hơn 485 tỷ đồng, cùng sở hữu cổ phần của bà Yến chỉ tính riêng tại Công ty Nhà Phạm Gia là 327,949 tỷ đồng và các khoản sở hữu khác nếu có.

Nhìn lại lịch sử mối quan hệ giữa cá nhân bà Yến và QCG, năm 2013, 2014, cá nhân bà ngoài các giao dịch mua/bán cổ phiếu trị giá hàng chục tỷ đồng với QCG, bà còn thực hiện chuyển đổi 15 tỷ đồng nợ thành cổ phần vào cuối năm 2014, giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau giao dịch hoán đổi này, sở hữu cổ phiếu của bà Yến là 1,55 triệu cổ phiếu QCG.

Chưa rõ bà Yến thực hiện bán ra cổ phiếu khi nào, nhưng từ giai đoạn cuối năm 2014 đến nay, bà Yến mới chỉ 1 lần công bố bán ra cổ phiếu vào 18/5/2017, với sở hữu trước khi giao dịch là 50.000 cổ phiếu, thấp hơn 1,5 triệu cổ phiếu so với sở hữu tại lần báo cáo trước đó.

Năm 2016, bà Yến cũng là người mua vào hơn 150 tỷ đồng cổ phiếu Quốc Cường Liên Á từ QCG.

Là một trong những chủ nợ lớn tại QCG, năm 2017 có lẽ là năm chứng kiến kỷ lục cho vay của bà Yến với Công ty. Nếu như năm 2016, bà Yến tạm ứng cho QCG 278,166 tỷ đồng và nhận hoàn trả tạm ứng 367,8 tỷ đồng, thì riêng năm 2017, báo cáo tài chính QCG thể hiện, tổng giá trị các khoản cho vay trong năm của bà với QCG là 1.128,455 tỷ đồng (theo báo cáo tài chính hợp nhất) với số dư cuối năm là 384,58 tỷ đồng.

Cần lưu ý, đây đều là các khoản vay không lãi suất. 

Khi chủ nợ là… người nhà

Còn nhớ hồi cuối năm 2014, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc QCG đã thực hiện hoán đổi toàn bộ 413,3946 tỷ đồng tiền cho QCG mượn thành vốn cổ phần. Sau giao dịch này, bà Loan sở hữu hơn 101,922 triệu cổ phiếu, tương đương gần 1.020 tỷ đồng vốn cổ phần tại đây.

Bà Loan sau đó tiếp tục trở thành chủ nợ của Công ty, với các khoản cho mượn tiền không lãi suất qua các năm. Cuối quý III/2018, cá nhân bà Loan cho QCG vay 251,4 tỷ đồng. Như vậy, tính tổng giai đoạn trước và trong năm 2014 đến thời điểm 30/9/2018, bà Loan đã có giao dịch vốn ròng với QCG trị giá hơn 667 tỷ đồng. Đây là số tiền không nhỏ, thậm chí lớn hơn rất nhiều so với quy mô sở hữu của bà Loan tại QCG giai đoạn trước năm 2013.

Bên cạnh bà Loan, hai cá nhân có tỷ lệ sở hữu nhỏ tại QCG, nhưng luôn hỗ trợ giao dịch vốn rất tích cực với Công ty chính là con gái và con rể bà Loan (bà Nguyễn Ngọc Huyền My và ông Lầu Đức Duy). Tại ngày 30/9/2018, số dư cho vay của bà Huyền My với QCG là 147,362 tỷ đồng và ông Lầu Đức Duy cho QCG vay 138,7 tỷ đồng. Tổng cộng, vợ chồng con gái bà Loan đã cho QCG vay trên 285 tỷ đồng.

Năm 2014, vợ chồng bà Huyền My cũng đã thực hiện chuyển đổi trên 455 tỷ đồng tiền cho QCG vay thành cổ phiếu; trong đó, bà My chuyển đổi 390,133 tỷ đồng nợ thành cổ phần và ông Duy chuyển đổi 65 tỷ đồng. Tính tổng nghĩa vụ nợ đã chuyển đổi và phần vốn cho vay mới giai đoạn từ 2014 đến nay, vợ chồng bà My đã chuyển ròng xấp xỉ 740 tỷ đồng vào QCG.

Ngoài giao dịch dạng vay nợ trực tiếp đứng tên, tài sản của gia đình con gái bà Loan còn được phản ánh ở các sở hữu khác.

Không chỉ sở hữu tại Hưng Thịnh, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ Đại Nam do ông Lầu Đức Duy làm đại diện theo pháp luật - doanh nghiệp có nhiều giao dịch mua bán với QCG, hai vợ chồng bà My sở hữu tới 97% vốn điều lệ, tương đương mức vốn góp ban đầu 242,5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc Cường, con trai bà Loan chỉ sở hữu 3% vốn điều lệ, tương đương 7,5 tỷ đồng.

Bà My cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư Quốc Cường Land, doanh nghiệp có vốn điều lệ 30 tỷ đồng, là doanh nghiệp có nhiều giao dịch môi giới với QCG trong thời gian qua.

Cá nhân ông Duy cũng là người bỏ ra 150 tỷ đồng mua lại toàn bộ Dự án 2/9 tại quận Hải Châu, Đà Nẵng của QCG thông qua việc mua cổ phần tại Công ty 2/9 năm 2016.

Cộng sở hữu trực tiếp tại QCG và một số bên có liên quan đã được phản ánh, giá trị tài sản (theo vốn góp ban đầu) của vợ chồng bà My tại QCG và bên có liên quan đã lên tới con số nghìn tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, em ruột bà Loan cũng là một chủ nợ lớn tại QCG. Năm 2014, sau chuyển đổi nợ thành cổ phần, bà Nguyệt sở hữu 96,755 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu QCG. Không công bố bán ra, bà Nguyệt còn tiếp tục cho QCG vay, với số dư cho vay tại ngày 30/9/2018 là 362,6 tỷ đồng.

Con gái bà Nguyệt (Hồ Thị Diệu Thảo) cũng cho QCG vay tới hơn 84 tỷ đồng ở cùng thời điểm và chồng bà, ông Hồ Viết Mạnh, cho Công ty vay 45,5 tỷ đồng.

Tính riêng gia đình em bà Loan, cho vay và sở hữu cổ phiếu QCG (theo mệnh giá) lên tới gần 590 tỷ đồng. Bà Diệu Thảo cũng đồng thời là người thực hiện mua vào hơn 292 m2 đất của QCG tại Dự án Nhà Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM. 

Kinh doanh kém hiệu quả, vì sao QCG vẫn hút vốn vay nội bộ?

Nhìn lại lịch sử hoạt động của QCG, có thể thấy, đỉnh lợi nhuận được tạo ra là năm 2010 với 268 tỷ đồng và 405 tỷ đồng năm 2017. Các năm còn lại, lợi nhuận của Công ty khá thấp so với quy mô hoạt động.

Giá cổ phiếu dù có lúc lên cao, nhưng cổ đông nội bộ và người có liên quan hầu như không công bố bán ra (còn sở hữu thực tế thì có ghi nhận giảm ở một số trường hợp). Như vậy, để tạo ra dòng tiền lớn để có thể đầu tư, cho QCG vay, nhóm cổ đông này phải có nhiều hoạt động và hiệu quả quy mô lớn khác. Chỉ có điều, hoạt động kinh doanh đó là gì thì thị trường chưa nắm được.

Và câu hỏi nhiều người đặt ra là: Với hiệu quả kinh doanh kém, QCG có sức hấp dẫn đặc biệt gì với nhóm cổ đông có liên quan để họ sẵn sàng chuyển những khoản tiền trăm tỷ, hàng nghìn tỷ đồng cho vay không nhận lãi?

 

Theo TNCK/GĐ&PL

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước quỹ đất hàng triệu m2 của Vinaconex.

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com