Sơn La: Cần sớm làm rõ ai “bảo kê” các hoạt động ăn cắp khoáng sản ở Mộc Châu

11/01/2019 09:44

Kinhte&Xahoi Điều lạ, hàng loạt quả đồi cát trên địa bàn huyện Mộc Châu nói chung, và khu TT Nông Trường Mộc Châu bị xẻ ngang dọc, đào xới đã lâu mà chính quyền địa phương xử lý không kiên quyết. Đến nay, các “chủ mỏ” vẫn chưa dừng lại. Vẫn kiếm chác trước sự thao túng của 1 bộ phận cán bộ địa phương. Ai bao che, chống lưng cho họ làm trái các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản.

Thực tế, tình trạng này diễn ra trong suốt một thời gian dài, tình trạng khai thác khoáng sản cát sạn liên tục diễn ra trên địa bàn huyện Mộc Châu mà hầu như bất chấp pháp luật. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc, làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương, cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật trước khi quá muộn...

 

“Mục sở thị” tại tiểu khu Pa Khen cũng như đi vào khu mỏ của ông Lầu A Dơ, phóng viên được biết: những tố cáo trên đều là có thật. Tình trạng ô nhiễm do bụi, do xe chạy là thường xuyên phổ biến. Có chăng, nạn này chỉ nghỉ khi đêm về. Qua điều tra, phóng viên được biết: xuất phát từ việc khan hiếm nguyên liệu để làm vật liệu xây dựng cũng như làm gạch xây dựng… khu mỏ tự phát này đã hình thành. Người chỉ đạo điều hành và khai thác ở đây là ông Lầu A Dơ. Khu mỏ này đã hoạt động được khoảng 3 năm, hàng nghìn m3 cát đá sạn đã được khai thác, xúc vẹt cả 1 góc quả đồi. Rất hiện đại, ông chủ ở đây đã đầu tư dàn nghiền, dàn sàng rất liên hợp. Cứ khi “nhà máy” vận hành là máy xúc, xúc đổ cát sạn xuống phễu. Từ đây, sạn được đưa vào băng tải, sàng lọc, tuyển và phân loại đi khắp các máng. Hàng ngày có khoảng 3 cái máy xúc và hàng chục ô tô cùng dàn sàng hoạt động. 

 

 

 

Chùm ảnh chụp tại điểm mỏ khai thác của đối tượng Lầu A Dơ.


Trao đổi với 1 nhân viên trực ca, ghi phiếu với các lái xe ở đây, người này cho biết: giá bán cát sạn ở đây vào khoảng 130.000 đ/ khối. Một xe tải này thường từ 5 đến hàng chục khối. Tuy nhiên, sau khi thấy phóng viên chụp ảnh khu mỏ, người bảo vệ này đã tỏ thái độ khó chịu và những lời lẽ khó nghe và tìm cách xua đuổi phóng viên ra khỏi hiện trường. 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn T và anh Giàng Văn C, cả 2 người đều có nhà ở tiểu khu Pa Khen 1, Thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết: Gia đình ông T sinh sống ở đây hơn 20 năm. Còn anh C sống ở đây từ bé. Cả 2 người chia sẻ: khoảng 2 năm trước đây, môi trường trong lành, không khí thoáng sạch. Nhưng 3 năm nay, tại khu vực nhà ông Lầu A Dơ đã xuất hiện tình trạng khai thác cát sạn. Hàng ngày, đoàn xe tải lớn nhỏ cứ rồng rắn nối đuôi nhau vào chở cát sạn đi bán. Do đặc thù của miền núi, cát sông, cát suối khan hiếm nên loại cát sạn này được sản xuất để sử dụng. Cũng theo ông T, vì là hàng xóm nên mọi người ở đây hầu hết đều ngại nói với gia đình ông Dơ cũng nhưng là chính quyền địa phương. Nhưng không nói, không có ý kiến gì thì người dân lại bị tra tấn bởi nạn khói bụi. Do có 1 đoạn dài là đường đất nên, mỗi khi đoàn xe tải này chạy qua, bão bụi cứ kéo theo hàng đoàn dài. Bụi cuộn lên làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hoa màu, cây ăn trái… Cũng bởi bụi vậy khiến nhiều hàng quán buôn bán, sửa xe máy, gội đầu, cắt tóc và nhà dân ven đường bị vạ lây. Nói mãi cũng chán, chả biết kêu ai…

Cùng chung tâm trạng, anh Lầu A K, buôn bán hàng hóa ở ngay đầu tiểu khu Pa Khen cho hay. Suốt ngày xe chạy, nhiều xe chạy như “mà đuổi” khiến nhiều gia đình sống ven đường phải đóng chặt cửa. Vừa chống bão bụi, vừa sợ trẻ con ra đường, loạng quạng xe cộ va vào thì khốn. Cũng theo anh K, nhiều lần anh thấy có các đoàn của tài nguyên môi trường, công an…. đến. Nhưng họ cứ đến rồi đi. Còn thực tế, khu đồi này vẫn bị khai thác ồ ạt kiểu cứ hết lại làm. 

Tiếp tục điều tra, phóng viên được biết: thời gian qua, nạn khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng mà không có giấy phép là vấn đề nổi cộm trên địa bàn. Thậm chí, có chủ mỏ còn cậy mình là em của lãnh đạo địa phương đã ngang nhiên biến ven đường là nơi xay nghiền đá, mìn nổ… Hay có doanh nghiệp lấy lý do làm vật liệu xây dựng không nung, nhưng cho xe chở cát sạn đi ra san gạt mà chẳng cần biết thế nào là pháp luật. Thực tế, những xe tải chở khoáng sản này đều rất lớn, không phải là “hạt cát”, vậy mà sao họ lại vẫn thản nhiên, ung dung khai thác. Ai đang “chống lưng”, hà hơi, tiếp sức cho họ vậy?

Liên hệ với ông Đào Văn Đệ, Chủ tịch UBND TT Nông trường Mộc Châu, ông Đệ cho biết: hiện tại mình không có tại văn phòng. Sau khi nghe phóng viên đề cập đến tình trạng khai thác ở chỗ mở của ông Dơ, ông Đệ thẳng thắn cho hay, khu mỏ này không có giấy phép. Công an thị trấn đã phối kết hợp để xử lý rồi, nhưng chưa triệt để. 

Tiếp tục liên hệ đến ông Chính, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu về vấn đề trên, ông Chính cho biết: hiện tại ông không có ở trụ sở cơ quan, nhưng sẽ cho anh em xem xét lại việc này… 

Việc khai thác nguồn khoáng sản cát sạn trên địa bàn huyện Mộc Châu có nhiều phức tạp và rắc rối, đã đến lúc cần phải làm rõ những số lượng khoáng sản đã “hót” kia, mang đi đâu, và cần truy thu thuế những kẻ đã “đục khoét” tài nguyên khoáng sản trước khi quá muộn, đặc biệt những đối tượng, những doanh nghiệp “đội lốt” để làm những việc ăn cắp… Đặc biệt, cần làm rõ những kẻ nào “bảo kê” cho đám trộm cắp khoáng sản này, để rồi cùng nhau hưởng lợi. 

 

Theo hoanhap.vn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Miệt mài dốc vốn vào Vinaconex, An Quý Hưng có “sập nguồn” vì nhà đầu tư bí ẩn?

Đến thời điểm hiện tại, An Quý Hưng (AQH) đang “ngồi trên đống lửa” khi các nhà đầu tư nước ngoài đang bán cổ phiếu của Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG; Vinaconex) ra thị trường. Vậy, nếu An Quý Hưng tuột mất số cổ phần này, e rằng thế đứng “vững như bàn thạch” của AQH sẽ bị lung lay.