Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Tăng tốc khôi phục sản xuất hướng về “vùng đỏ”

12/09/2021 15:30

Kinhte&Xahoi Những ngày này, sau khi Thành phố nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương “vùng xanh”, trong trạng thái “bình thường mới”, các địa phương đã nhanh chóng bắt tay khôi phục sản xuất. Đáng chú ý, không ít hoạt động nghĩa tình từ nơi “vùng xanh” đã được gửi đến “vùng đỏ”, tạo động lực để xanh hóa các “vùng đỏ” trên địa bàn.

Bắt nhịp sản xuất

Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, hiện tại nhiều huyện, thị xã thuộc “vùng xanh”, hoạt động sản xuất đã tất bật trở lại.

Ông Trương Đức Long - Giám đốc Xưởng Dây và Cáp điện, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP K.I.P Việt Nam cho biết, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 với tốc độ lây lan nhanh đã tác động tới việc làm, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ). Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Công ty cũng nhanh chóng xây dựng phương án sản xuất phù hợp, đảm bảo vừa chống dịch vừa không đứt gãy sản xuất.

Bên cạnh duy trì và đẩy mạnh sản xuất, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Công ty CP K.I.P Việt Nam đều định kỳ 2 lần/tháng thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ môi trường khuôn viên của Công ty.

Xác định rõ chỉ khi nhà máy an toàn thì cán bộ CNLĐ mới được an toàn, hoạt động sản xuất mới được thông suốt, ngày 20/5/2021, Công ty CP K.I.P Việt Nam đã ra quyết định và kiện toàn Ban chỉ đạo và “Tổ An toàn Covid-19”.

Đặc biệt, Công ty cũng triển khai hiệu quả mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”. Trong đó, chú trọng các điều kiện phòng dịch nghiêm ngặt như: Quét mã QR, đo thân nhiệt bắt buộc cho toàn bộ cán bộ CNLĐ, khách hàng, nhà thầu đến công ty làm việc; thực hiện nghiêm thông điệp 5K trước, trong và sau khi làm việc; CNLĐ thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” (chỉ đến Công ty và về nhà); các ca sản xuất làm việc độc lập, lối đi riêng, CNLĐ các ca không gặp nhau lúc giao ca; định kỳ 2 lần/tháng thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ môi trường khuôn viên của Công ty…

Được biết, không chỉ riêng Công ty CP K.I.P Việt Nam chú trọng duy trì và khôi phục sản xuất, ngay khi Thành phố thực hiện phân theo 3 vùng, các cấp Công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động tiếp tục vận động đoàn viên, CNLĐ đẩy mạnh và duy trì sản xuất an toàn.

Việc điều chỉnh hoạt động trở lại theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất kinh doanh áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm khoa học và kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh của địa phương, đảm bảo tốt việc vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Ngoài công nghiệp, trong lĩnh vực nông nghiệp, tại một số địa phương của Hà Nội, nhiều nông dân đã ra ruộng đồng sản xuất trở lại. Ba Vì là ví dụ. Là huyện “vùng xanh” của Hà Nội, Ba Vì đã nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn khi có Chỉ thị số 20/CT-UBND. Cụ thể, để đảm bảo việc thu hoạch lúa mùa kịp thời vụ trong điều kiện giãn cách xã hội, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo các ngành, UBND các xã, thị trấn kiểm tra, dự kiến chính xác thời điểm, diện tích thu hoạch lúa mùa trên địa bàn.

Theo tìm hiểu, vụ lúa này toàn huyện đảm bảo thu hoạch với năng suất và sản lượng tốt, điều này càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần tiếp thêm nguồn lực để người dân an tâm phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn khi mà dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.

Ông Phùng Văn Oai xã Đồng Thái - chủ cơ sở chuyên thu mua, kinh doanh mặt hàng gạo cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, cơ sở luôn cố gắng đáp ứng tối đa nhu cầu gạo của nhân dân trong huyện và các địa bàn tỉnh khác. Trước diễn biến dịch phức tạp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gạo tiếp tục nỗ lực để cung ứng đủ gạo trong thời gian tới, nhất là khi các khu vực dịch trong và ngoài Thành phố cần đáp ứng.

Hướng về “vùng đỏ”

Thực tế cho thấy, với định hướng chống dịch đúng đắn và linh hoạt, thành phố Hà Nội xác định các huyện thuộc “vùng xanh” có nhiệm vụ “nạp năng lượng” cho “vùng đỏ” nội thành nhằm mục tiêu không để đứt gãy sản xuất, kinh doanh nhưng vẫn bảo đảm phòng chống dịch trong tình hình mới.

Nói cách khác, ở “vùng xanh” việc xây dựng phương án phòng, chống dịch sát với tình hình địa phương bao nhiêu thì sẽ giúp đời sống, an sinh xã hội được cải thiện, kinh tế mau chóng được phục hồi, lưu thông bấy nhiêu.

Ở câu chuyện này, Hà Nội đã có kế hoạch tương đối cụ thể. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 2939/UBND-KT, ngày 7/9/2021, về phối hợp phát triển sản xuất, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm từ vùng 2, vùng 3 vào vùng 1 theo Chỉ thị số 20/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố.

Theo đó, các quận, huyện, thị xã phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phát triển sản xuất, hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm, bảo đảm nguồn cung nông sản, thực phẩm, không để người dân trên địa bàn thiếu lương thực, thực phẩm; thực hiện tốt việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân tại các huyện, thị xã thuộc vùng 2, vùng 3, từng bước kiểm soát được dịch bệnh tại vùng 1.

UBND các quận, huyện, thị xã trong vùng 2, vùng 3 chỉ đạo tập trung thu hoạch nông sản vụ mùa, mở rộng tối đa diện tích sản xuất vụ đông, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, nhanh được thu hoạch để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn và bảo đảm cung cấp tối đa nông sản, thực phẩm cho vùng 1.

Nơi "vùng xanh" công tác sản xuất, thu hoạch nông sản được đẩy mạnh triển khai, tạo nền tảng cung ứng cho "vùng đỏ".

Sự định hướng tích cực này hiện được không ít các “vùng xanh” quyết liệt triển khai. Đặc biệt, tại nhiều địa phương, công tác hướng về “vùng đỏ” được chú trọng. Huyện Ứng Hòa là ví dụ. Theo đó, UBND huyện Ứng Hòa ban hành Công điện số 18/CĐ-UBND về “tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”. Trong đó, huyện xác định đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông với tổng diện tích trên 800ha, lấy trọng tâm là diện tích rau đậu, quả các loại đạt trên 490ha, tăng 111ha so với cùng kỳ năm 2020, cây khoai tây đạt trên 100ha tăng 44ha so với cùng kỳ, đảm bao tiêu dùng nội bộ và cung ứng cho Thành phố.

Huyện Ứng Hòa cũng xác định, tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để khôi phục và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, đảm bảo giãn cách, thực hiện nghiêm thông điệp 5K theo đúng quy định.

Thực hiện sản xuất liên kết theo chuỗi; sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất, thực hiện đúng các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, làm tốt công tác dự tính, dự báo, kiểm tra đồng ruộng; hướng dẫn nhân dân thu hoạch để tránh hiện tượng dư thừa cục bộ đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Phấn đấu phát triển ngành chăn nuôi, duy trì, phát triển đàn trâu bò 4.500 con (tăng 320 con so với năm 2020), đàn lợn 90.000 con (tăng 14.381 con so với năm 2020), đàn gia cầm duy trì 2.300.000 con; diện tích thủy sản phấn đấu đạt 4.216ha, sản lượng 39.450 tấn trở lên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thịt, cá, trứng nội bộ và cung ứng cho nội thành.

Không chỉ có huyện Ứng Hòa đang nỗ lực hướng về “vùng đỏ”, mới đây huyện Chương Mỹ cũng đã tổ chức hỗ trợ quận Thanh xuân 3 tấn gạo và hơn 1 tấn rau quả. Đây là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ nhân dân các quận nội thành Hà Nội đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội vẫn còn đang diễn biến khó lường. Tuy nhiên, với việc phân vùng linh hoạt và khoa học của Thành phố, sự mạnh dạn, sáng tạo của mỗi địa phương, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất hiệu quả, bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. 

Giang Nam - LĐTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://laodongthudo.vn/tang-toc-khoi-phuc-san-xuat-huong-ve-vung-do-129947.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com