Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Thủ tướng: "Chúng ta sẵn sàng xóa bỏ mọi rào cản trong phát triển mía đường"

19/02/2020 11:20

Kinhte&Xahoi Sáng ngày 18/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường.

Ảnh: TTXVN 

Phát biểu tại cuộc họp, chia sẻ với khó khăn của ngành mía đường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý một số thách thức lớn như nước ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đòi hỏi việc sản xuất phải gắn kết với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến khô hạn ở vùng nguyên liệu. Thách thức nữa là tình trạng gian lận thương mại, tình trạng nhập khẩu đường thô, đường lỏng. Đặc biệt, tái cơ cấu, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với tổ chức sản xuất chưa thành công ở ngành mía đường.

Nhấn mạnh quan điểm xây dựng nền kinh tế tự cường, Thủ tướng cho rằng, nếu chúng ta có nhu cầu đường lớn mà phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường đường nước ngoài thì đó là một sai lầm. Do đó, phải tính toán lại giữa sản xuất trong nước và nhập khẩu để phát triển ngành mía đường một cách phù hợp với điều kiện hội nhập.

Bên cạnh thách thức, Thủ tướng cho rằng, ngành mía đường cũng có nhiều cơ hội, đó là Chính phủ quan tâm chỉ đạo; thị trường, nhu cầu trong nước lớn, có những vùng, khu vực có thể tổ chức lại sản xuất ngành mía đường. “Chúng ta không thể sản xuất số lượng lớn, ào ạt, nhưng cơ hội phát triển mía đường vẫn luôn rộng mở với Việt Nam nếu biết sắp xếp lại, hiệu quả hơn”. Đặc biệt, năm 2020, ngành mía đường thế giới được dự báo là đi xuống trong khi nhu cầu thị trường tăng lên, giá đường có thể tăng lên. Cơ hội phát triển ngành đường còn nằm ở các sản phẩm sau đường như sản xuất phân bón, ethanol từ bã mía và rỉ mật…

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ không có chủ trương dẹp bỏ ngành mía đường, nhưng yêu cầu tổ chức lại sản xuất để có năng suất tốt hơn, phù hợp với hội nhập quốc tế sâu rộng. Chính phủ cũng không đồng ý việc tiếp tục đề nghị gia hạn Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA - có hiệu lực từ 1/1/2020) cho ngành mía đường.

Ảnh minh họa.

Cơ bản nhất trí với một số kiến nghị của Hiệp hội Mía đường, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng cường đầu tư hằng năm, có nguồn kinh phí cho công tác nghiên cứu giống mía mới, cơ giới hóa, thủy lợi hóa những vùng mía tập trung.

Các bộ liên quan nghiên cứu áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các công cụ phòng vệ để kiểm soát đường nhập khẩu theo thông lệ và quy định quốc tế. Liên kết nông dân và doanh nghiệp chế biến. Xem xét phê duyệt giá điện được sản xuất từ bã mía một cách phù hợp.

Ban Chỉ đạo 389 tăng cường chống buôn lậu, chống hàng giả, gian lận thương mại một cách quyết liệt hơn, xử lý nghiêm cán bộ liên quan đến việc bảo kê nhập khẩu đường trái phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét tổng thể những vùng bị hạn hán, thiên tai, khó khăn để khoanh nợ, giãn nợ cho nông dân và xem xét cho vay vốn ưu đãi để trồng mía và chế biến đường ở những khu vực có hiệu quả, những nhà máy có hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh một tinh thần với ngành mía đường là “sẵn sàng cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh thắng lợi”. Chúng ta sẵn sàng xóa bỏ mọi rào cản trong phát triển mía đường để tạo thuận lợi cho ngành mía đường phát triển theo thông lệ quốc tế. Nhà nước sẽ có những cơ chế chính sách, cụ thể là có một chỉ thị của Thủ tướng sau cuộc họp này để đưa ra những biện pháp cho ngành mía đường trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Các công ty, nhà máy đường hiện có phải tổ chức sắp xếp lại, cương quyết dẹp bỏ những nhà máy năng suất thấp, công nghệ lạc hậu. Chúng ta cần có một số nhà máy then chốt, năng suất cao, vùng mía tập trung ở một số khu vực. Hiệp hội Mía đường cũng như ngành nông nghiệp phải lo chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi cho người nông dân, quyền lợi của nhà máy.

“Nhà nước thì quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Thủ tướng khẳng định và đề nghị ngành mía đường nghiên cứu một số mô hình thành công trên thế giới.

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/thu-tuong-chung-ta-san-sang-xoa-bo-moi-rao-can-trong-phat-trien-mia-duong-d117646.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com