Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Tổng Bí thư: Tham nhũng là "khuyết tật bẩm sinh" của quyền lực

30/06/2022 14:45

Kinhte&Xahoi Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; Quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; Quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn. Bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế là với ý nghĩa như vậy.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý như vậy tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 của Bộ Chính trị, diễn ra sáng nay (30/6).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị

Làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng

 Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (trực thuộc Bộ Chính trị) công tác đấu tranh phòng, chống tham ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện; Để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội …

Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.

Quan trọng hơn, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước… mà ngược lại, công tác phòng, chống tham nhũng đã làm "chùn bước" những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Đó là, một số Bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; Tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp; Việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu.

Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội...

"Không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, ngành, lĩnh vực

 Từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên nhiều bài học quý, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn được đúc rút ra.

Theo đó, trước hết, cần phải nhận thức thật đầy đủ, sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để từ đó có quyết tâm chính trị rất cao, biện pháp rất trúng và phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung, thống nhất của Đảng; Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng là "chống giặc nội xâm", tức là chống những thói hư, tật xấu, nhất là sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, tệ ăn bớt, ăn cắp, ăn chặn của công dưới nhiều hình thức; Tiền tài, của cải, vật chất,... do người khác "biếu xén", "cho, tặng", hối lộ,... với động cơ không trong sáng. Nó thường diễn ra đối với những người có chức, có quyền.

Vì vậy, đây là nhiệm vụ rất quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến hành một cách kiên quyết, kiên trì, liên tục, bền bỉ, "không nghỉ", "không ngừng" ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; Thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; Với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; Phải xây dựng cho được một cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để "không thể tham nhũng"; Một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc để "không dám tham nhũng" và một cơ chế bảo đảm để "không cần tham nhũng".

“Tham nhũng là 'khuyết tật bẩm sinh' của quyền lực, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ. Thời đại nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có, không thể xoá ngay tận gốc tham nhũng trong một thời gian ngắn. Do vậy, trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng không thể chủ quan, nóng vội, thoả mãn; không được né tránh, cầm chừng; Trái lại, phải rất kiên trì, không 'ngừng', không 'nghỉ'; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe…”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Quang cảnh hội nghị

Cán bộ, đảng viên phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự

 Đề cập đến phương hướng, nhiệm vụ trọng thời gian tới về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, phải tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đây là nhiệm vụ không mới, nhưng rất quan trọng. Bởi tuyên truyền, giáo dục là một trong những biện pháp căn bản để nâng cao nhận thức, tinh thần, ý thức, đạo đức, xây dựng liêm chính, chống tha hoá, biến chất.

Tổng Bí thư yêu cầu phải quán triệt, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng để tạo sự tự giác, thống nhất cao về ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Cán bộ, đảng viên, trước hết là người lãnh đạo phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, biết xấu hổ khi bản thân và người thân có hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Cùng đó, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những "khoảng trống", "kẽ hở" để "không thể tham nhũng, tiêu cực". Phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội để hạn chế sự tác động tiêu cực của "nhóm lợi ích", "sân sau", "tư duy nhiệm kỳ"; Ngăn chặn nguy cơ nẩy sinh tham nhũng, tiêu cực ngay từ khi xây dựng chính sách, luật pháp.

Ngoài ra, là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng; Ngăn chặn có hiệu quả tệ "tham nhũng vặt"; Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện và công khai, có trọng tâm, trọng điểm; Tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực, về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

"Nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế

 Một giải pháp nữa là cần tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn...

Cùng với "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" cơ chế, thể chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị "tha hoá". Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng, Tổng Bí thư cho rằng, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trước hết là các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và các cơ quan nội chính từ Trung ương đến địa phương.

Đặc biệt, phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thật sự có bản lĩnh, thật sự liêm chính, trong sạch; Không chịu bất cứ sức ép không trong sáng nào của tổ chức, cá nhân; Bất cứ sự cám dỗ, mua chuộc nào của những kẻ phạm tội…

"Từ những kết quả và kinh nghiệm đạt được trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và đạt hiệu quả cao hơn nữa. Tham nhũng, tiêu cực nhất định sẽ bị ngăn chặn, đẩy lùi; Góp phần xây dựng Đảng ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xứng đáng với niềm tin yêu, sự mong đợi của Nhân dân", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ.

 Tú Linh - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/tong-bi-thu-tham-nhung-la-khuyet-tat-bam-sinh-cua-quyen-luc-199900.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com