Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Triển vọng sáng trong thu hút FDI

06/06/2021 19:40

Kinhte&Xahoi Việt Nam đã tiếp tục được các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) lựa chọn điểm đến, bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đã có 14 tỷ USD vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng qua, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Hầu hết các chuyên gia và DN FDI đánh giá, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

Dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào Việt Nam

 Theo Bộ KH&ĐT, tính đến 20/5/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần... của nhà ĐTNN đạt gần 14 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây nhất, ngày 21/5, UBND tỉnh Bình Dương đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đợt 1 năm 2021 cho 5 DN nước ngoài với tổng số vốn đầu tư gần 1 tỷ USD. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành, những con số từ Bình Dương thật có ý nghĩa. Cùng với Bình Dương, một loạt các tỉnh, thành trên cả nước đều đón nhận luồng vốn FDI khả quan. Theo Cục Thống kê Hà Nội, 5 tháng đầu năm nay, tổng vốn đăng ký của các dự án vốn FDI thành lập mới và dự án bổ sung tăng vốn tại Hà Nội đạt 519,2 triệu USD; trong đó, có 139 dự án đăng ký mới với số vốn đạt 76,8 triệu USD và 63 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 442,4 triệu USD.

 Sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam (KCN Nội Bài). Ảnh: Phạm Hùng

Riêng trong tháng 5/2021, Hà Nội có 16 dự án FDI được cấp phép mới, với tổng vốn đăng ký đạt 5,3 triệu USD, gồm 14 dự án 100% vốn FDI, 2 dự án liên doanh, liên kết. Tại Long An, ngoài các dự án lớn từ đầu năm như dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore) tổng vốn đăng ký “khủng” trên 3,1 tỷ USD, hay dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản) tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD. Tại Hải Phòng có dự án 475 triệu USD của Intel (Mỹ); dự án mở rộng 750 triệu USD của LG Display (Hàn Quốc)…

Đáng mừng hơn, ngoài các dự án đã được cấp phép, hàng loạt dự án “khủng” cũng đang xếp hàng vào Việt Nam. Tập đoàn Foxconn đã có chuyến tìm hiểu tại Thanh Hóa với mong muốn được tỉnh giới thiệu địa điểm và ủng hộ tập đoàn xây khu công nghiệp khoảng 150ha để làm các nhà máy sản xuất với tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD.

Cũng tại Thanh Hóa, Tập đoàn AVG Capital Partners (Liên bang Nga) đã ký kết biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Thanh Hóa về việc triển khai dự án Tổ hợp chế biến thịt lợn với tổng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD.

Trong 5 tháng của năm 2021, có 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đây là những tín hiệu vui cho thu hút ĐTNN của Việt Nam trong năm 2021, năm được Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hợp quốc (UNCTAD) dự báo là sẽ tiếp tục khó khăn cho dòng vốn đầu tư toàn cầu, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Quy mô các dự án đều tăng

Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam vẫn thu hút được vốn FDI, điều đó đã là gây sự ngạc nhiên với cộng đồng quốc tế. Năm nay, còn tăng hơn so với cùng kỳ, đó cũng là một sự ngạc nhiên mới. Đáng chú ý, quy mô dự án ĐTNN đã tăng lên đáng kể. Trong 5 tháng tổng vốn đăng ký cấp mới đạt gần 8,83 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020. Vốn điều chỉnh cũng có xu hướng tương tự khi tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt tới 3,86 tỷ USD tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Cục ĐTNN (Bộ KH&ĐT) đánh giá, dù vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song nhiều DN tiếp tục phục hồi và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Xuất, nhập khẩu của khu vực ĐTNN vẫn tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm; xuất siêu 12,6 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp phần nhập siêu gần 12,5 tỷ USD của khu vực DN trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 131 triệu USD.

Việt Nam đang có lợi thế trong thu hút FDI do tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)… Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, FTA đã đem lại lợi thế cho Việt Nam trong tiếp cận thị trường tự do của 55 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia thuộc nhóm G20. Đó là một trong những lý do để Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà ĐTNN.

Nói về việc đầu tư thêm 100 triệu USD cho dự án giấy 1 tỷ USD, Chủ tịch Tập đoàn Cheng Loong (Đài Loan - Trung Quốc) Cheng Tsun Hui cho biết, đây là một bước phát triển mới trong chiến lược đầu tư của tập đoàn tại Việt Nam. Còn ông Kenneth Atkinson, thành viên HĐQT Hội DN Anh tại Việt Nam (Britcham) cho hay, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng, ghi dấu ấn thành công trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, được bầu làm Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc năm 2019... Những thành công này đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn và nguồn vốn FDI sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Duy trì lợi thế cạnh tranh

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá, số vốn FDI đăng ký mới và đăng ký điều chỉnh tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020, cao hơn nhiều so với năm 2019, thời điểm trước dịch bệnh. Đặc biệt, có những dự án quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ cao.

Việt Nam đã chủ động thu hút, hợp tác ĐTNN có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường và đổi mới sáng tạo là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Cùng với đó, rà soát lại các ưu tiên, ưu đãi cho các DN nước ngoài, đặc biệt là đối với DN có công nghệ thấp, tốn diện tích, tiêu hao năng lượng cao, rủi ro môi trường và các DN không có kế hoạch gắn kết lâu dài tại Việt Nam. Chính phủ đã thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác ĐTNN để hỗ trợ các tập đoàn đa quốc gia, DN nước ngoài lớn nắm bắt kịp thời các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam; một loạt dự luật quan trọng đối với các hoạt động đầu tư, kinh doanh được ban hành; cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án quy mô lớn được bổ sung…

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: "Xét về tính bền vững của các dự án đầu tư FDI, nếu theo tiêu chí môi trường thì có thể bảo đảm vì Việt Nam có kinh nghiệm trong thẩm định và quyết định dự án nào không tốt cho môi trường. Tuy nhiên, để tận dụng xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, Việt Nam cần có chính sách dài hạn trong phát triển công nghiệp phụ trợ. Đây là bước đi cần thiết để giảm tình trạng gia công đã kéo dài từ rất lâu trong nền sản xuất, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng cao hơn".

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng, địa phương nào có sự chủ động về hạ tầng, nhanh nhạy trong việc giải quyết vướng mắc, tích cực tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, thủ tục thì sẽ mời gọi được các "ông lớn". "Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Các địa phương cũng phải nỗ lực hơn nữa, pháp lý cần minh bạch, rõ ràng hơn, bảo đảm tính dài hạn nhằm tạo sự an tâm cho nhà đầu tư" - vị chuyên gia góp ý.

"Việt Nam đang nằm trên bản đồ mở rộng đầu tư của nhiều tập đoàn quốc tế, là quốc gia thu hút đầu tư hàng đầu trong khu vực ASEAN. Trên thực tế, đầu tư từ Hongkong và Trung Quốc vào Việt Nam không giảm do tác động của dịch Covid - 19, trái lại, chúng tôi đang chứng kiến nhiều khoản đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam." - Chủ tịch Hiệp hội DN Hongkong tại Việt Nam - ông Michael Chiu

"PEB Steel đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe của người dân và khôi phục nền kinh tế. PEB Steel sẽ tận dụng cơ hội từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và sự hiện diện của các văn phòng kinh doanh, nhà máy của PEB Steel trên khắp khu vực. Chúng tôi đang đầu tư vào các thị trường xuất khẩu mới, đưa công nghệ của PEB Steel đến những nơi cần thiết nhất trên thế giới." - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà thép PEB Steel Sami Kteily 

 

Thảo Nguyên - Theo KTĐT

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiêu thân trên sàn ảo

Những chiêu trò lừa đảo qua mạng internet không mới, song số lượng nạn nhân sập bẫy vẫn không ngừng gia tăng khiến bao gia đình tán gia bại sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và đời sống Nhân dân, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.Thực tế, 15 năm qua, rất nhiều công ty đầu tư forex gắn mác “ủy thác đầu tư” bị đánh sập sau khi huy động hàng ngàn tỷ đồng của nhà đầu tư rồi bỏ trốn như Golden Rock, VGX, HGI, BBG, IMMS, Khải Thái…

Dồn tiền vào sàn ảo - nhà đầu tư biến thành con nợ

Thông qua các sàn tiền ảo với những lời quảng cáo hấp dẫn sinh lời khủng, thu hồi vốn nhanh, kẻ lừa đảo đã khiến không ít người lao vào đầu tư như thiêu thân. Chỉ thời gian ngắn sau, cùng với sự biến mất của sàn ảo, một khoản nợ khổng lồ đã rơi xuống với những nhà đầu tư này.

link bài gốc http://kinhtedothi.vn/trien-vong-sang-trong-thu-hut-fdi-422349.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com