Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu C/O form mới, hàng nhập ùn ứ tại cửa khẩu

22/08/2019 14:50

Kinhte&Xahoi Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Vy Công Tường, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, từ ngày 20/8, tại cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh bắt đầu có tình trạng ùn ứ rất nhiều lô hàng NK liên quan đến việc Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu C/O form E mới.

Bãi kiểm hóa tập trung tại cửa khẩu Tân Thanh- Lạng Sơn Ảnh: Huy Khâm

Do không báo trước

Theo ông Vy Công Tường, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ hàng NK, bắt đầu từ 9 giờ sáng ngày 20/8, nhiều DN làm thủ tục qua Chi cục Hải quan Tân Thanh và Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị xuất trình C/O form E mẫu mới. Qua kiểm tra, đối chiếu các đơn vị hải quan cửa khẩu nhận thấy không phù hợp với nội dung được quy định tại Thông tư 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Theo thông tin DN cung cấp, bắt đầu từ 20/8, cơ quan cấp C/O form E phía Trung Quốc thực hiện cấp C/O theo mẫu mới. Ngay sau đó, Hải quan Lạng Sơn đã kiểm tra mẫu C/O do DN xuất trình phù hợp với mẫu C/O được quy định tại Thông tư 12/2019/TT-BCT ngày 30/7/2019 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tuy nhiên, Thông tư 12/2019/TT-BCT này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/9/2019. Đặc biệt, mẫu C/O form E thuộc phụ lục II kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BTC nêu trên có một số điểm khác biệt so với mẫu C/O hiện hành. Do vậy các đơn vị hải quan cửa khẩu không có căn cứ để chấp nhận các C/O mẫu mới do DN cung cấp.

Để hiểu rõ hơn vấn đề, phóng viên Báo Hải quan đã trực tiếp liên hệ với ông Nguyễn Văn Dũng là đại lý hải quan chuyên làm thủ tục hải quan cho các DN có hoạt động XNK qua cửa khẩu Tân Thanh. Qua trao đổi, ông Dũng cho biết, sáng 20/8, phía Trung Quốc có cung cấp cho DN mẫu giấy C/O mới khác mẫu giấy C/O hiện hành. Họ yêu cầu thực hiện ngay đối với các lô hàng kể từ ngày 20/8. Tuy nhiên, khi chúng tôi mang mẫu giấy C/O mới này đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục thì lại không được chấp nhận.

Theo nguồn tin của phóng viên Báo Hải quan, vấn đề vướng mắc trên đã được Tổng cục Hải quan nắm bắt và sẽ sớm trao đổi cụ thể với Bộ Công Thương để có ý kiến và nhanh chóng hướng dẫn xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp.
 

“Phía cơ quan Hải quan có giải thích Thông tư 12/2019/TT-BCT của Bộ Công Thương mãi tận 12/9/2019 mới có hiệu lực. Do đó, nếu DN muốn thông quan lô hàng, DN nên nộp thuế trước và nợ C/O, khi nào quy định có hiệu lực DN sẽ nộp bổ sung C/O theo quy định để được hoàn thuế, hưởng ưu đãi thuế”, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm.

Đại diện Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, phía Trung Quốc áp dụng mẫu C/O không thông báo nên trong quá trình chờ hướng dẫn từ phía các cơ quan liên quan, đơn vị đã hướng dẫn DN nộp thuế trước để thông quan các lô hàng và bổ sung C/O sau để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, nhiều DN thắc mắc và không đồng thuận.

Được biết, hiện nay toàn bộ hàng nông sản hoa quả NK qua cửa khẩu Tân Thanh đều được các DN nộp C/O form E để được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt. Mặt khác, đây là hàng nông sản cần thực hiện thông quan nhanh chóng nên quy định này đang khiến hầu hết các DN NK hàng từ Trung Quốc “đứng ngồi không yên”.

C/O form E mới do Trung Quốc phát hành từ ngày 20/8

Doanh nghiệp và Hải quan đều nghe ngóng động thái

Trước việc phía Trung Quốc đột ngột sử dụng mẫu C/O mới và không thông báo trước đã khiến cho không chỉ cộng đồng DN lúng túng mà còn khiến cho phía Hải quan Lạng Sơn bị động về hướng giải quyết. Hiện phía Hải quan Lạng Sơn đã ghi nhận vướng mắc của DN và gửi công văn báo cáo Tổng cục Hải quan xin hướng dẫn đối với sự việc này.

Ông Đỗ Thanh Tuyền, đại diện Công ty HAB, một DN chuyên NK thanh nhôm qua Chi cục Hai quan cửa khẩu Hữu Nghị cho biết, sáng 20/8, khi DN được phía Trung Quốc cấp mẫu C/O, DN đã xuất trình cho phía Hải quan Hữu Nghị để làm thủ tục NK hàng hóa. Sau khi nghiên cứu và chờ hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan có liên quan, phía Hải quan Hữu Nghị đã hướng dẫn DN nộp thuế trước và làm thủ tục nợ C/O cho lô hàng. Tuy nhiên, là một DN chuyên NK mặt hàng thanh nhôm, mỗi lô hàng khi NK có trị giá 4 - 5 tỷ đồng, nếu nộp thuế trước, DN phải nộp từ 400 - 500 triệu đồng/lô hàng nhân lên thì số tiền quá sức với DN. Do đó, DN đang chờ động thái hướng dẫn mới từ phía cơ quan quản lý của Việt Nam cũng như câu trả lời từ phía Trung Quốc.

Ông Hoàng Duy Hiệp, đại diện Công ty TNHH MTV Bách Việt Lạng Sơn cho biết, hiện công ty ông cũng đang gặp vướng đối với 2 lô hàng là cỏ nhân tạo và hoa quả (lê), bởi hiện tại Trung Quốc không cấp mẫu C/O cũ, trong khi đó, phía cơ quan Hải quan cũng đang lúng túng chưa có cách giải quyết cụ thể. Nếu DN nộp thuế trước và nợ C/O thì số tiền thuế cũng rất lớn. Còn nếu không giải phóng hàng nhanh thì hàng hóa sẽ hỏng và chi phí lưu kho bãi, xe Trung Quốc lưu hàng mỗi ngày DN phải bỏ ra từ 5 -10 triệu đồng. Do đó, DN rất mong muốn cơ quan quản lý có hướng giải quyết sớm cho DN.

Trao đổi với phóng viên ông Trần Bằng Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, đơn vị đã hướng dẫn DN khai nợ C/O và nộp thuế ưu đãi trước và sẽ làm thủ tục hoàn sau. Tuy nhiên, cái khó hiện nay của cơ quan Hải quan là chưa có hướng dẫn cụ thể do phía Trung Quốc đột ngột áp dụng mẫu C/O mới.

Ông Trần Bằng Toàn cho rằng, với sự đột ngột này từ phía Trung Quốc thì chính các DN XNK bị thiệt hại bởi đối với các lô hàng hiện đang nằm tại cửa khẩu sẽ phát sinh chi phí lưu kho bãi và sẽ bị phạt nếu quá thời hạn giao hàng cho đối tác. Còn nếu vẫn thực hiện làm thủ tục NK từ nay đến 12/9 (khi Thông tư 12/2019/TT-BCT có hiệu lực) thì DN phải nộp một số tiền thuế quá lớn.

/*Tiêu đề do Phapluatplus.vn đặt lại.


;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Báo Hải Quan/ Pháp luật Plus

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com