Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Vụ tiêu hủy 15 con chó tại Cà Mau: Các chuyên gia pháp lý nói gì?

11/10/2021 07:11

Kinhte&Xahoi Theo các chuyên gia, việc chính quyền địa phương tiêu hủy 15 con chó khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu là sai luật.

Sự việc hi hữu

Những ngày qua, câu chuyện về vợ chồng ông Phạm Văn Hùng đi xe máy, chở theo 15 chú chó từ tỉnh Long An trở về quê ở Cà Mau đang là tâm điểm chú ý của dư luận.

Sự việc bắt nguồn từ khi gia đình ông về đến Cà Mau thì được đưa đi cách ly ở xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời rồi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời vì dương tính với Covid-19.

Lúc này, cả đàn chó đã bị tiêu hủy tại khu cách ly xã Khánh Hưng sau khi cùng chủ từ Long An về Cà Mau tránh dịch. Sự việc này đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều người với nhiều ý kiến trái chiều.

Vợ chồng ông Phạm Văn Hùng đi xe máy, chở theo 15 chú chó từ tỉnh Long An trở về quê ở Cà Mau để tránh dịch.

Lãnh đạo địa phương nói gì?

Liên quan đến sự việc, chiều ngày 10/10, UBND huyện Trần Văn Thời đã tổ chức buổi họp để thông tin việc tiêu hủy đàn chó, mèo của người từ vùng dịch mang theo đến huyện Trần Văn Thời.

Theo đó, vào ngày 08/10, huyện Trần Văn Thời có tiếp nhận 07 người từ vùng dịch đến có mang theo đàn chó và mèo gồm 16 con vào khu cách ly tạm thời để phòng, chống dịch covid-19 tại Trường THPT Khánh Hưng.

Trong thời gian tập trung, để chờ xét nghiệm sàng lọc, những người nuôi đàn chó, mèo không quản lý được số chó, mèo mang theo.

Từ đó, đàn chó, mèo chạy rông gây mất vệ sinh, làm ảnh hưởng đến những người trong khu cách ly và người dân sống quanh khu cách ly cũng như việc phòng, chống dịch covid-19.

Nhiều người dân trong và ngoài khu cách ly không đồng ý. Từ đó, chủ của đàn chó, mèo tự bắt nhốt chúng lại.

Quang cảnh buổi họp báo. (Ảnh: Ngọc Hân/Camau.gov.vn)

Sau khi sàng lọc lấy mẫu xét nghiệm PCR, có 5/7 người dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, có chủ của đàn chó, mèo. Những người dương tính với SARS-CoV-2 được đưa đi cách ly, điều trị tại Bệnh viên đa khoa Trần Văn Thời theo quy định.

Đàn chó, mèo không ai quản lý, Ban điều hành khu cách ly lập biên bản tiêu hủy đàn chó, mèo trước sự chứng kiến của người dân trong và ngoài khu cách ly, nhằm đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19.

Theo ông Trần Tấn Công - Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh theo tinh thần chống dịch như chống giặc; phải thực hiện trước một bước, cao hơn một bước, không để bị động.

Bên cạnh đó, việc bảo vệ an toàn tính mạng của người dân là trên hết, trước hết. Những người nuôi đàn chó, mèo không phải là người dân của huyện Trần Văn Thời; những người này đến huyện Trần Văn Thời trong thời gian dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp mà còn mang theo đàn chó, mèo gây thêm nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác phòng, chống dịch covid-19.

Trong khi đó, nhiều người dân trong và ngoài khu cách ly không đồng ý việc thả rông đàn chó mèo, gây mất vệ sinh và có khả năng làm lây lan dịch bệnh.

Xuất phát từ thực tế này, địa phương tiến hành tiêu hủy đàn chó mèo để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh tại khu cách ly tạm thời.

Trước mắt, huyện Trần Văn Thời sẽ rà soát lại nếu có sai sót trong quá trình tiêu hủy đàn chó, mèo, thì huyện sẽ xử lý đúng theo quy định của pháp luật.

Tiêu hủy đàn chó là sai luật?

Liên quan đến sự việc trên, chuyên gia pháp lý Bùi Thúy Hằng cho rằng, UBND huyện Trần Văn Thời tiến hành tiêu hủy đàn chó của vợ chồng ông Phạm Minh Hùng có thể chưa đúng cả về luật pháp và đạo đức xã hội.

Bà Hằng dẫn chứng, tại khoản 2 Điều 54 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định rõ: Chỉ được tiêu hủy động vật có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh sang người trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh.

Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh sẽ được “Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp.” (Điều 44 luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007).

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ xác định tình trạng là “có dịch” tại Quyết định số 447/QĐ-TTg và không phải là “tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh”.

Quy chiếu vào sự việc có thể thấy, ngay từ việc xác định tình hình dịch bệnh đến trình tự thủ tục thì UBND huyện Trần Văn Thời đã thực hiện không đúng. Bên cạnh đó, luật pháp nước ta cũng đã có hướng dẫn cụ thể về các trường hợp tương tự này.

Luật Phòng Chống bệnh truyền nhiễm 2007 đã giải thích rõ, côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh là trung gian truyền bệnh. Đối với trung gian truyền bệnh, cũng có phương án giám sát theo khoản 3 điều 20.

Theo điều 23 của luật nêu trên quy định về trách nhiệm giám sát bệnh truyền nhiễm thì UBND các cấp chỉ đạo, tổ chức thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm tại địa phương và Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo các cơ sở y tế giám sát bệnh truyền nhiễm.

Vị chuyên gia pháp lý này bày tỏ, cần làm rõ vấn đề: khi ra quyết định tiêu hủy đàn chó của người dân, chính quyền địa phương đã được tham mưu, tư vấn từ cơ quan y tế có thẩm quyền hay chưa.

Cùng quan điểm nêu trên, Luật Sư Vũ Thị Nhung – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, sự việc đã xảy ra, nếu chính quyền địa phương đã sai thì phải xử lý nghiêm, đặc biệt cần tìm ra ai là người ra quyết định, ai là người phải chịu trách nhiệm, không thể chỉ nhận sai là xong.

Nếu không xử lý thỏa đáng, không chỉ làm người dân hoang mang mà có thể biến sự việc thành tiền lệ xấu kéo theo những sự việc tương tự khác về sau.

Dưới một khía cạnh khác, Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Thanh Nga bày tỏ, vật nuôi đối với một số gia đình có khi được coi như thành viên của gia đình mình.

Đây có thể là lý do để vợ chồng ông Hùng, dù gặp khó khăn về dịch bệnh, khó khăn về cuộc sống phải về quê nhà tránh dịch cũng vẫn mang cả 15 chú chó đi cùng dù biết là sẽ thêm khó khăn, thêm khổ cực.

Việc địa phương tiêu hủy đàn chó là không nên. Chính quyền địa phương đã quá vội vàng khi ra quyết định tiêu hủy đàn chó của vợ chồng ông Hùng khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

Cũng theo tiến sĩ Nga, các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc làm rõ sự việc để dư luận không bị hoang mang cũng như tạo lên làn sóng tâm lý xấu cho người dân, đặc biệt là trong khi dịch bệnh tại nước ta vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin về sự việc. 

Gia Hải - Cao Sơn - Pháp luật Plus

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính bà Lê Thị Yến Ngọc

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo xử phạt hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với bà Lê Thị Yến Ngọc, vì đã công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành có quyền biểu quyết hoặc khi không còn là cổ đông lớn.

Nguồn: Pháp luật Plus https://www.phapluatplus.vn/phap-luat-plus/vu-tieu-huy-15-con-cho-tai-ca-mau-cac-chuyen-gia-phap-ly-noi-gi-d168354.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com