Xem nhiều

Thấy gì qua thương vụ M&A Vinaconex?

Kết quả đấu giá của Vinaconex đặt trong bối cảnh thị trường èo uột, nhưng nhà đầu tư vẫn trả giá chênh gần 2.000 tỷ đồng để “mua bằng được” Vinaconex cho thấy sự quyết tâm của nhà đầu tư này trước...

Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Cần tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược

10/07/2022 06:56

Kinhte&Xahoi Ngày 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

Hội nghị được tổ chức tại hai đầu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ. Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam; các chuyên gia, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trình bày các tham luận, tập trung đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, huy động nguồn lực, giải quyết các vấn đề nổi lên của Vùng như quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường; liên kết Vùng; giải pháp phát triển đô thị, mạng lưới giao thông Vùng, giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, chống ngập cho TPHCM; phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; phát triển các ngành, lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư, công nghiệp công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và trung tâm tài chính, ngân hàng; công tác xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị cấp cơ sở, giữ vững an ninh-quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của Vùng…

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tổng kết, thực hiện Nghị quyết 53 và Kết luận số 27, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến hết sức tích cực, qua đánh giá sơ bộ đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Vùng tiếp tục là cực tăng trưởng với quy mô GRDP chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ, năng suất lao động đạt mức cao nhất cả nước. Năng suất lao động đạt mức cao nhất cả nước. Kinh tế tư nhân của Vùng phát triển năng động, mạnh mẽ; là địa bàn thu hút FDI, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước.

Vùng đang dần trở thành "bệ đỡ" cho phát triển Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Nam và cả nước.

Diện mạo đô thị ngày càng đổi mới, hiện đại; tốc độ đô thị hóa nhanh, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong Vùng. Hệ thống đô thị đã được phát triển và phân bố hợp lý tạo sự liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong Vùng.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước phát triển khá và đạt trình độ cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cao ở mức hàng đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Lĩnh vực y tế được cải thiện, nhất là y tế chuyên sâu đã có những thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới.

Hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đạt được một số thành tựu nổi bật. TPHCM dần trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ thông tin của Vùng và cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu

Công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có bước chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu đặt ra chưa đạt được. Công nghiệp của Vùng phát triển nhanh nhưng thiếu tính bền vững và đồng bộ; chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; phân bố các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa hợp lý; các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kết cấu hạ tầng vùng, liên Vùng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, tính kết nối và đồng bộ còn yếu. Hệ thống giao thông quá tải, tắc nghẽn. Tình trạng ngập úng thường xuyên. Một số công trình trọng điểm như sân bay Long Thành (giai đoạn 1), di dời cảng trong khu vực TPHCM, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có... còn chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra.

Hạ tầng xã hội chưa theo kịp sự phát triển. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa đạt mục tiêu, chưa thực sự trở thành động lực để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Vùng.

Liên kết giữa các địa phương trong Vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức, liên kết nội Vùng và liên Vùng chưa có tính chiến lược, lâu dài để nâng cao năng lực cạnh tranh Vùng…

Các ý kiến tại Hội nghị cũng cho rằng, Vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Vùng có đầy đủ điều kiện để đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số; sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo, tài chính ngân hàng, bất động sản, khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; nâng cao khả năng kết nối hạ tầng Vùng, tạo động lực liên kết, lan toả thúc đẩy hợp tác và phát triển với các Vùng lân cận. Đồng thời, phải nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ các thách thức đang đặt ra đối với nước ta nói chung và với Vùng nói riêng.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hội nghị bàn về một vấn đề khó, lớn, phức tạp; ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp chuẩn bị tốt nội dung, chương trình hội nghị, các báo cáo, tham luận sâu sắc, thẳng thắn, khách quan, tâm huyết, trách nhiệm, có tính xây dựng, khoa học và giàu tính thực tiễn, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-KL/TW.

Nhấn mạnh việc tổ chức Hội nghị và tổng kết các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị theo tinh thần "nói đi đôi với làm", Thủ tướng gợi mở một số định hướng, nhấn mạnh một số nội dung để các cơ quan tiếp tục hoàn thiện các báo cáo, văn bản trình cấp có thẩm quyền. Trong đó, Báo cáo tổng kết phải bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết 53 và Kết luận 27 của Bộ Chính trị.

Thủ tướng nhấn mạnh, thực tiễn đã khẳng định Nghị quyết 53 và Kết luận 27 là đúng hướng, đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, củng cố niềm tin với Đảng và Nhà nước. Trong tình hình, bối cảnh mới, căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn, cần xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết mới xứng tầm, phù hợp thực tiễn hơn về phát triển Vùng.

Các ý kiến tại Hội nghị đã tập trung đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Vùng; khẳng định Vùng có tiềm năng rất lớn nhưng phát triển chưa tương xứng, dư địa phát triển còn nhiều… Những nguyên nhân chính là quy hoạch chưa hiện đại; công tác liên kết, phối hợp còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ; cơ chế điều phối Vùng và chính sách huy động nguồn lực chưa thực sự hiệu quả để tận dụng tối đa cơ hội nổi trội, tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh…

Về các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng cho rằng, các chủ trương, đường lối của Đảng đã rất rõ, vấn đề là phải tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo hướng rõ trách nhiệm, địa chỉ; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; phát huy tính chủ động của các địa phương nhưng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả Vùng…

Về đánh giá, nhận định tình hình, bối cảnh thời gian tới, Thủ tướng lưu ý những vấn đề trước mắt như cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tăng cao trên toàn cầu…; những vấn đề lâu dài như an ninh thông tin, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số, phân hóa giàu nghèo…

Về các định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, cần tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược (xây dựng và hoàn thiện thể chế; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số…).

Đồng thời, cách thức tổ chức thực hiện liên kết cần chặt chẽ, hiệu quả hơn, cần một cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" cho liên kết vùng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, nâng cao tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị…

Các bộ ngành tích cực, chủ động phối hợp, xử lý các vấn đề đặt ra với các địa phương trong Vùng, không để các địa phương phải "chạy lên chạy xuống" nhiều lần mà không giải quyết được vấn đề. Thủ tướng cho biết vừa qua đã chỉ đạo và các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp tích cực, chặt chẽ, hiệu quả để giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư, thúc đẩy nhiều dự án đầu tư lớn.

Thủ tướng nhấn mạnh cần có các cơ chế, chính sách hiệu quả để huy động và sử dụng các nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội.

Đồng thời, phát triển hài hòa giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường, an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả.

Để đạt được các mục tiêu đề ra trong phát triển Vùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số định hướng, giải pháp trọng tâm. Theo đó, phát triển nhanh và bền vững kinh tế Vùng; tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xây dựng quy hoạch, phát triển và đẩy mạnh liên kết Vùng.

Cùng với đó, tập trung phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, xem đây là động lực phát triển nhanh và bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng phát triển văn hóa-xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Việc phát triển kinh tế-xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; thúc đẩy các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các địa phương triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trước mắt như ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; tập trung hoàn thành mục tiêu tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng chỉ định và đánh giá miễn dịch cộng đồng; khắc phục các vấn đề liên quan tới y tế dự phòng, y tế cơ sở, nhất là bảo đảm thuốc điều trị để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; tập trung triển khai các chương trình phục hồi và phát triển, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy các dự án trọng điểm của Vùng như đường vành đai 2, 3, chuẩn bị khởi động đường vành đai 4 Vùng TPHCM; hoàn thành dứt điểm công tác quy hoạch; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, chủ động ứng phó với các vấn đề đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra.

Trên cơ sở báo cáo tổng kết, các ý kiến tham luận tại Hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu đối đa để tiếp tục hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW và Kết luận số 27-KL/TW, hoàn thiện dự thảo tờ trình và dự thảo Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, huy động tối đa trí tuệ tập thể, tiếp tục lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia, nhà khoa học, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi trình Bộ Chính trị, bảo đảm chất lượng, tiến độ, kế hoạch.

* Cũng trong chiều 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát hiện trường và có cuộc làm việc với các bộ ngành, địa phương nhằm quyết liệt thúc đẩy tiến độ các dự án nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất, giải quyết tình trạng quá tải, ùn tắc tại sân bay này.

Văn Thiêm - TTTĐ

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/can-tap-trung-cho-3-khau-dot-pha-chien-luoc-200698.html

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com