Cởi trói để phát triển

14/03/2022 16:29

Kinhte&Xahoi Lộ diện top 10 địa phương có quy mô nền kinh tế và GRDP bình quân đầu người lớn nhất cả nước.

heo dữ liệu của Cục Thống kê TP HCM, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) ước đạt xấp xỉ 1,299 triệu tỷ đồng (thời điểm ngày 1/1/2022), giảm 6,78% so với cùng kỳ năm trước. Dù chứng kiến GRDP giảm sâu nhất trong lịch sử nhưng trong năm 2021, đây vẫn là thành phố có quy mô nền kinh tế lớn nhất cả nước.

Đứng thứ hai là Hà Nội với 1,067 triệu tỷ đồng; Tiếp theo là Bình Dương với 408,9 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 2,62% so với cùng kỳ.

Còn về GRDP bình quân đầu người, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có chỉ số này đạt cao nhất cả nước với 281,24 triệu đồng/người; Đứng thứ hai là Quảng Ninh với 176 triệu đồng/người, theo dữ liệu tổng hợp từ Cục Thống kê địa phương.

Rõ ràng, biểu đồ trên đây đã cho thấy 10 địa phương có tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng cao ngất ngưởng không thuộc về các tỉnh thành có thế mạnh về nông nghiệp. Ngược lại, các lĩnh vực công thương và dịch vụ đã đóng vai trò then chốt.

Khi chúng tôi đặt bút viết bài này cũng là lúc giá lúa đông xuân 2021-2022 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm giá từ 50-100 đồng/kg so tháng trước. Cụ thể, lúa tươi giống OM 18 có giá 5.700 - 5.800 đồng/kg; OM 5451 có giá 5.500 đồng/kg; Đài Thơm 8 giá 5.700 - 5.800 đồng/kg; IR 50404 giá 5.400 đồng/kg... Người nông dân vẫn còn chịu nhiều áp lực đè nặng vì chi phí sản xuất cao trong khi đầu ra luôn bấp bênh.

Bài toán về chi phí sản xuất liên tục đội giá, dịch hại trên đồng ruộng luôn rình rập, sự liên kết giữa "Nhà nông - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp - Nhà băng" còn chưa chặt chẽ. Thay vì cần có giải pháp để ổn định thì mỗi khi rộ vụ thu hoạch, các bộ ngành, cộng đồng vẫn phải giải cứu...

Nhìn ra nước bạn như đảo quốc Singapore, Nhật Bản - mặc dù không phải là những nước tiềm năng nông sản nhưng họ lại phát triển như vũ bão; Hay như ở Trung Quốc, tỷ lệ người dân sống ở vùng nông thôn đã giảm xuống nhanh chóng nhường chỗ cho công thương nghiệp phát triển thông qua các chính sách, chiến lược kích cầu hợp lý.

Cuộc sống người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khó khăn vì khô hạn và xâm nhập mặn (Ảnh: TTXVN)

Nhờ vào chuỗi công nghiệp phát triển mạnh mẽ, Trung Quốc đã xuất khẩu các sản phẩm cần thiết, từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến thiết bị điện tử, thuốc điều trị bệnh... cho thị trường toàn cầu.

GDP bình quân đầu người của quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt 12.551 USD, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia tỷ dân đầu tiên trên thế giới chính thức bắt đầu bước sang ngưỡng thu nhập cao.

Thành công này có được phần lớn nhờ vào chính sách chiến lược của Chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc tạo cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển, giảm phụ thuộc vào nông nghiệp, tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo, thương mại, dịch vụ du lịch.

Nông dân thu hoạch lúa mùa (Ảnh minh họa)

Luật Đất đai hiện tại còn có bất cập khiến nhà đầu tư, gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, mục b, Điều 58, Luật Đất đai quy định chính quyền địa phương chỉ được phép chấp thuận cho nhà đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp dưới 10ha đất lúa hoặc 20ha đất rừng phòng hộ, đặc dụng.

Như vậy, đây còn là rào cản cho việc phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Đã đến lúc định nghĩa này cần được thay đổi để tạo đà phát triển đột phá cho ngành Nông nghiệp.

 Thu Lam - TTTĐ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

link bài gốc https://tuoitrethudo.com.vn/coi-troi-de-phat-trien-191755.html