Đơn vị sự nghiệp công lập: Giảm chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách tối thiểu 3%

28/07/2023 13:09

Kinhte&Xahoi Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2023/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024 - 2026, trong đó hướng dẫn xây dựng dự toán chi thường xuyên nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL).

Ảnh minh họa

Theo đó, dự toán chi hoạt động năm 2024 nguồn NSNN của các đơn vị SNCL xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị SNCL theo Nghị quyết 19-NQ/TW, Nghị quyết 01/2021/UBTVQH15, quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP và Thông tư 56/2022/TT-BTC. Trong đó, không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2023 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Thông tư quy định, các đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên thuộc các bộ; cơ quan TW xây dựng dự toán chi NSNN năm 2024 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết 19-NQ/TW. Các đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan TW tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2023 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN bảo đảm.

Đối với dự toán chi thường xuyên không giao tự chủ, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên khác, các bộ, cơ quan TW và địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc lập, tổng hợp dự toán theo quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật khác có liên quan.

 My My - Pháp luật Plus

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt trên 4 tỷ USD là "trong tầm tay"

Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông tin, trong tháng 7-2023, xuất khẩu gạo tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Tính chung từ đầu năm đến nay, cả nước xuất khẩu hơn 4,48 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng hơn 17% về lượng và tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Nâng tầm quy mô, bứt phá và tăng tốc

15 năm là quãng thời gian ngắn so với rộng dài lịch sử, nhưng với một Thủ đô trong hình hài, tầm vóc mới sau cuộc hợp nhất giữa Hà Nội và Hà Tây (cũ) thật sự là một dấu ấn mang tính thời đại. Đó là giai đoạn mới đầy ý nghĩa của Thủ đô đang tăng tốc phát triển theo hướng nhanh và bền vững. Hà Nội đang và sẽ xứng đáng là một đầu tàu kinh tế, với niềm tin của cả nước bằng tiềm năng, nội lực và khát vọng của mình…

link bài gốc https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/don-vi-su-nghiep-cong-lap-giam-chi-ho-tro-truc-tiep-tu-ngan-sach-toi-thieu-3-d196757.html