Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Quốc tế)
Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,60 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 60,01 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,70 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 60,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 60,72 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch với mức giá 1.864,9 USD/ounce (Theo Kitco News).
Hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 50,9 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do. Đây là ngưỡng giá cao nhất của vàng trong khoảng nhiều tháng qua.
Tính riêng tuần này, giá vàng miếng SJC đã tăng gần 2 triệu đồng. Như vậy, giá vàng trong nước vẫn chênh hơn giá vàng thế giới khá nhiều. Giá vàng trong nước hiện vẫn cao hơn quốc tế khoảng hơn 9 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 đã tăng rất mạnh, tăng cao nhất trong hơn 30 năm. Điều này khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo các tài sản rủi ro cao để tìm tới vàng như một biện pháp phòng ngừa lạm phát.
Theo một cuộc khảo sát của Reuters, lạm phát ở khu vực Eurozone trong năm 2022 có khả năng tiếp tục vượt xa mục tiêu 2% mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đề ra.
Vàng là tài sản chống lạm phát hàng đầu nên thường tăng giá trong môi trường lạm phát leo thang.
Giá vàng thế giới đã có 6 phiên tăng liên tiếp, đưa giá kim quý này lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2021. So với đầu tháng 10, giá vàng hiện nay cao hơn tới 140 USD, tương đương mức tăng ròng 8% sau hơn một tháng.
Các chuyên gia dự báo, giá vàng còn có thể tăng cao hơn nữa. Ông Peter Grosskopf, Giám đốc điều hành của Quỹ Sprott nhận định, lạm phát càng dai dẳng thì vàng càng tăng giá. Giá vàng có thể tăng lên 2.600 USD/ounce, tương đương 72 triệu đồng/lượng.
Lê Hải - Pháp luật Plus