Ảnh minh họa. (Nguồn: SJC)
Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,90 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,60 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 100.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 57,05 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,65 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 60.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 40.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 57,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,72 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 100.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 300.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Với 3 phiên giảm liên tiếp cuối tuần này, vàng miếng SJC đã giảm gần nửa triệu đồng so với đầu tuần.
Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch với mức giá 1.767,4 USD/ounce (Theo Kitco News).
Hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 48,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Tính cả tuần này, giá vàng tăng 0,6%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong vòng 6 tuần trở lại đây.
Đồng USD tăng giá trong phiên ngày thứ Sáu đã gây áp lực giảm cho vàng. Nhưng trước đó, đồng bạc xanh đã giảm giá trong phần lớn thời gian của tuần này.
Nguyên nhân giá vàng thế giới quay đầu giảm giá vào cuối tuần là do sự phục hồi mạnh mẽ của chứng khoán quốc tế. Do giá cổ phiếu tăng nên nhiều nhà đầu tư ngưng đưa vốn vào vàng. Do vậy, giá vàng lập tức mất đà tăng.
Vì thế, khi tình hình dịch bệnh ngày càng tốt lên, nguồn cung nguyên liệu sản xuất sẽ được khôi phục, giá hàng hóa có thể giảm giúp lạm phát từng bước hạ nhiệt.
Thông tin này đã phần nào xoa dịu giới đầu tư tài chính về những rủi ro có thể đến từ lạm phát. Từ đó, họ giảm nhu cầu trú ẩn vốn vào kim loại quý.
Lê Hải - Pháp luật Plus