Ảnh minh họa. (Nguồn: LS Gold)
Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,85 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 300.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 56,35 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,81 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 410.000 đồng/lượng theo chiều mua vào và giảm 350.000 đồng/lượng theo chiều bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 56,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 56,87 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mức giá trên giảm 400.000 đồng/lượng theo cả 2 chiều mua vào bán ra so với phiên giao dịch gần nhất.
Tốc độ giảm giá của vàng trong nước chậm hơn thế giới khiến giá vàng SJC trong nước cao hơn giá thế giới tăng lên đến hơn 6,8 triệu đồng/lượng.
Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch với mức giá 1.798,7 USD/ounce (Theo Kitco News).
Hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 49,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Vàng thế giới giảm mạnh do kết quả từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 16/6 dự báo có thể nâng lãi suất từ năm 2023, thay vì từ năm 2024 như cân nhắc trước đây.
Đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng sau cuộc họp của Fed, khiến áp lực mất giá đối với vàng càng thêm lớn.
Ngay lập tức, giới đầu tư tài chính hốt hoảng bán tháo kim loại quý. Giá vàng thế giới có lúc rơi thẳng đứng 60 USD/ounce.
Theo chuyên gia của DailyFX, vàng có thể duy trì xu hướng giảm xuống mức thấp hơn là 1.800 USD/ounce sau cuộc họp của Fed.
Về dài hạn, vàng vẫn là lựa chọn để chống lại lạm phát. Nhưng về ngắn hạn, một đồng USD hồi phục sẽ tác động tiêu cực tới vàng.
Lê Hải - Pháp luật Plus