Ảnh minh họa. (Nguồn: Tạp chí Tài chính)
Giá vàng trong nước đang được giao dịch ở ngưỡng sau:
Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 60,80 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,50 triệu đồng/lượng (bán ra).
Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 60,96 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,50 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức 61,85 triệu đồng/lượng (mua vào) và 61,75 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại thị trường thế giới, giá vàng đang được giao dịch với mức giá 1.787,3 USD/ounce (Theo Kitco News).
Hiện giá vàng thế giới tương đương khoảng 49,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do.
Với mức giá ở thời điểm hiện tại, giá vàng thế giới quy đổi sang VND (đã tính thuế, phí gia công) chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước khoảng hơn 12 triệu đồng/lượng.
Giá vàng đi xuống và không giữ được mốc chủ chốt 1.800 USD trong bối cảnh nhà đầu tư cố gắng đánh giá về ảnh hưởng của làn sóng biến chủng Omicron đối với triển vọng kinh tế, cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể nâng lãi suất như thế nào trong năm 2022 để chống lạm phát.
Giá vàng thế giới giảm chủ yếu do chỉ số đồng USD dao động gần mức cao nhất trong 3 tuần qua. Tại phiên giao dịch đầu tuần này trên thị trường Mỹ, chỉ số Dollar Index (DXY) – thước đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 96,36 điểm.
Vàng là tài sản chống lạm phát hàng đầu, nhưng khả năng các ngân hàng trung ương trên thế giới đẩy nhanh thắt chặt chính sách tiền tệ trong năm 2022 để chống lạm phát có thể gây bất lợi cho vàng, vì vàng không mang lãi suất. Vì thế, thị trường vàng được dự báo có thể dịch chuyển theo hướng vàng phát huy vai trò kênh đầu tư an toàn.
Lê Hải - Pháp luật Plus