Xem nhiều

Bình Phước: Bắt giữ 1,2 tấn trái cây nhập lậu chuẩn bị đi tiêu thụ

16/11/2020 10:01

Kinhte&Xahoi Một xe ô tô tải hiệu THACO biển kiểm soát 93C-054.xx chở 1.155 kg trái cây nhập lậu các loại gồm: Lê, táo, nho, cam, bom, hồng …vừa bị bắt giữ khi đang đỗ tại Chợ Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 7 tiến hành khám xe ô tô tải hiệu THACO biển kiểm soát 93C-054.xx . Ảnh: Cục QLTT Bình Phước.   

Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, qua thẩm tra xác minh thông tin, vào lúc 00 giờ 20 phút ngày 14/11/2020, Đoàn kiểm tra của Đội QLTT số 7 tiến hành khám xe ô tô tải hiệu THACO biển kiểm soát 93C-054.xx đang đậu đỗ tại Chợ Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, do tài xế T.V.C, sinh năm 1991, địa chỉ: Tổ 5, khu phố Tân Bình, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước điều khiển.

Tại thời điểm kiểm tra phát hiện trong thùng xe đang chứa 1.155 kg trái cây nhập lậu các loại gồm: Lê, táo, nho, cam, bom, hồng … Qua làm việc với tài xế đồng thời là chủ hàng hóa ông T.V.C thừa nhận toàn bộ số trái cây trên xe được ông mua gom từ Thành phố Hồ Chí Minh và vận chuyển về địa bàn tỉnh Bình Phước để bán lại kiếm lời, tổng trị giá của số trái cây vi phạm trên là 26.816.000 đồng.

 
 
Trái cấy nhập lậu chủ yếu là lê, táo, nho, cam, bom, hồng... Ảnh: Cục QLTT Bình Phước

Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý tang vật toàn bộ số trái cây nói trên theo quy định.

Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu được quy định cụ thể tại Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:

1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
 

An Bình

;
Bình luận
Họ tên :
Email :
Lời bình :
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper 
 
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
Mobile
TieuDe
Nhập mã bảo mật :  
Gửi bình luận
     
Mới nhất | Cũ nhất
Không tìm thấy bản ghi nào

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cuộc chạy đua của các ngân hàng thời hậu Covid-19

Dịch Covid-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả mọi ngành nghề là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 lại đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử.

Hạ mặt bằng lãi suất: ''Tiếp sức'' cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh lãi suất điều hành, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động để có dư địa giảm lãi suất cho vay, sẵn sàng cung ứng vốn, "tiếp sức" cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đây là lần thứ 2 hệ thống ngân hàng giảm lãi suất cho vay kể từ khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

Nguồn: HATAP

Scroll

Kênh thông tin giới trẻ - gioitrenews.com